Thứ Ba ngày 19 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Microsoft tái khẳng định cam kết giúp Việt Nam trở nên cạnh tranh và phát triển hơn

Microsoft tái khẳng định cam kết giúp Việt Nam trở nên cạnh tranh và phát triển hơn
November 25
14:12 2015

 

(STS:25.11.2015) Trong khuôn khổ cam kết lâu dài của Microsoft với Việt Nam, ông Jean-Philippe Courtois, Chủ tịch Microsoft Toàn cầu, hồi hạ tuần tháng 11-2015 đã có chuyến thăm và gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam. Các bên đã thảo luận về những nỗ lực không ngừng của Microsoft trong việc hỗ trợ tăng cường an ninh mạng, cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, phát triển ứng dụng và các kỹ năng quản lý cơ sở hạ tầng tại doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Microsoft diễn ra vào thời điểm Việt Nam vừa cùng 11 nước khác (trong đó có Mỹ, Nhật Bản) hoàn tất việc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau 7 năm thương thảo; đồng thời nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm giúp các tổ chức và doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn.

Nắm giữ vai trò cố vấn điện toán đám mây tin cậy với hơn hai thập kỷ hoạt động có hiệu quả tại thị trường Việt Nam, Microsoft đã trở thành một doanh nghiệp nổi bật trong việc tích cực hỗ trợ chính phủ, các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phát triển các khả năng CNTT cho đất nước

Từ lâu, Microsoft đã tự xác định nhiệm vụ giúp cho mọi công dân trên toàn cầu làm việc năng suất hơn thông qua những công cụ và dịch vụ CNTT hiệu quả. Vì thế, Microsoft luôn tiếp tục phát minh những quy trình sản xuất và kinh doanh, xây dựng các nền tảng điện toán đám mây thông minh và tạo ra các trải nghiệm điện toán cá nhân phong phú hơn nữa.

microsoft-taicamket-vn-01_resize

Ông Jean-Philippe Courtois, Chủ tịch Microsoft toàn cầu (bìa phải) tại hội nghị bàn tròn ở Việt Nam.

Tại hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp ở Việt Nam trong lần tới thăm này, ông Jean-Philippe Courtois đã tái khẳng định cam kết của Microsoft về việc hỗ trợ Tầm nhìn Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) tới năm 2020 của Việt Nam – một sáng kiến ​​của chính phủ về sử dụng công nghệ nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhà lãnh đạo Microsoft chia sẻ: “Là điểm nóng về phát triển của một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất trong lĩnh vực điện toán đám mây trên toàn Đông Nam Á. Với đội ngũ các nhà phát triển phần mềm có kỹ năng và khả năng cạnh tranh cao, có lực lượng am hiểu công nghệ trẻ, kèm cam kết của các dự án có vốn đầu tư lớn từ nước ngoài, cùng các yếu tố như sự phát triển của mạng di động phổ biến và đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng CNTT-TT, ngành CNTT Việt Nam đang trên đỉnh của sự chuyển đổi lớn.”

An ninh mạng hiện nay là một bài toán lớn đối với các cơ quan Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt, hàng ngàn cuộc tấn công vào các website tại Việt Nam trong năm vừa qua đã làm mất mát một lượng dữ liệu lớn của các tổ chức do bị nhiễm phần mềm độc hại. Hiện thời, an ninh mạng được xem là một trong những ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của Việt Nam.

microsoft-taicamket-vn-02

Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, nói: “Tội phạm mạng hiện đang phát triển các công cụ và kỹ thuật mới, chuyển đổi mục tiêu và đồng thời thay đổi các phương thức tấn công truyền thống. Thay vì lấy cắp thông tin tài chính cá nhân, tội phạm mạng tập trung nhiều hơn vào các hoạt động gián điệp kinh doanh và tiếp cận thông tin nhạy cảm. Trước tình thế này, mục tiêu của Microsoft là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quy mô lớn quan trọng đối với sự phát triển ngành CNTT tại Việt Nam, cũng như với mục đích lớn hơn trong việc gìn giữ môi trường Internet an toàn hơn cho mọi công dân.”

Ngoài ra, hội nghị bàn tròn còn thảo luận về các sản phẩm và dịch vụ năng suất của Microsoft, nhằm giúp các doanh nghiệp có công cụ chuyển đổi doanh nghiệp tốt hơn. Những nền tảng năng suất mới như Office 365 và Windows 10 sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trên thiết bị di động an toàn hơn, và mọi nơi, mọi lúc. Đối với các tổ chức, Microsoft Azure và các công nghệ đám mây lai mới được tích hợp StorSimple giúp cải thiện phương thức các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng và lưu trữ và sao lưu dữ liệu với chi phí hiệu quả hơn nhiều so với những hệ thống đang được sử dụng ngày nay.

Ông Trí cho biết: “Trong thập kỷ qua, toàn cầu hóa và đổi mới công nghệ đã mang lại thế giới lại gần nhau hơn, và thay đổi về cơ bản cách mọi người sống và làm việc. Chúng tôi muốn gia tăng năng suất cho lực lượng lao động Việt Nam, để họ có thể tự tin hơn và sẵn sàng hội nhập TPP. Các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft giúp họ trở nên sáng tạo và hợp tác hơn theo phương thức mới và tiên tiến.” Ông nhấn mạnh rằng Microsoft sẽ hợp tác với chính phủ Việt Nam và các đối tác địa phương để hỗ trợ trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT cho Việt Nam, bao gồm kiến thức về cơ sở hạ tầng, phát triển ứng dụng phần mềm và an ninh.

Theo Ông Courtois, các nước khi dịch chuyển lên đám mây nên nắm rõ liệu dữ liệu và dịch vụ của họ có được bảo vệ tại nơi đáng tin cậy, an toàn, dựa trên các tiêu chuẩn của các cơ quan độc lập như ISO, và có các chính sách rõ ràng về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, tuân thủ và minh bạch hay không.

Điều này được chứng minh bởi những thông báo gần đây do Tổng giám đốc Tập đoàn Microsoft, ông Satya Nadella đưa ra, bao gồm Trung tâm Điều hành An ninh Mạng mới, nhóm An ninh Mạng dành cho doanh nghiệp mới của Microsoft, và bộ giải pháp di động dành cho doanh nghiệp (EMS) mới nhằm hỗ trợ cho việc quản lý ứng dụng điện thoại di động mà không cần phải đăng ký thiết bị.

Ông Nadella cũng nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận bảo mật mới trong thế giới ưu tiên di động, ưu tiên đám mây, chia sẻ về cách thức Microsoft sử dụng kiến thức độc đáo của mình trong tình huống bị đe dọa nhằm bảo vệ tốt hơn cho khách hàng, đồng thời giới thiệu cách các công nghệ của Microsoft làm việc song song với nhau, và với các giải pháp từ hệ sinh thái an ninh, nhằm cung cấp nền tảng toàn diện, phản ứng nhanh, an ninh cho các doanh nghiệp hiện nay; cũng như cách thức các công nghệ đa dạng của Microsoft bảo vệ khách hàng khỏi sự tấn công nhận dạng, những mất mát dữ liệu và bị mã độc tấn công.

Chủ tịch Microsoft, ông Courtois nói rằng: “Cách tiếp cận của Microsoft đối với an ninh chính là điểm khác biệt độc đáo của chúng tôi. Cách thức các công nghệ mới và hiện có của Microsoft, và công nghệ của các đối tác của chúng tôi – tất cả đều cùng nhằm cung cấp nền tảng toàn diện, phản ứng nhanh, an ninh cho các doanh nghiệp hiện nay, giúp bảo vệ khách hàng khỏi bị tấn công. Mọi người chỉ sử dụng công nghệ mà họ tin tưởng. Microsoft đã và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ và các bên liên quan trong ngành nhằm hỗ trợ chuyển đổi kinh tế, thúc đẩy đổi mới và trao quyền cho người dân Việt Nam đạt được hiệu quả công việc tốt hơn.”

MEDIA ONLINE

(Theo thông tin do Microsoft Việt Nam cung cấp)

Ông Jean-Philippe Courtois, Chủ tịch Microsoft toàn cầu

Jean-Philippe CourtoisÔng Jean-Philippe Courtois lãnh đạo đội ngũ kinh doanh, tiếp thị và dịch vụ của Microsoft toàn cầu, bao gồm hơn 110 công ty con hoạt động bên ngoài Hoa Kỳ và Canada. Là chủ tịch của Microsoft toàn cầu, ông có trách nhiệm hoạch định chiến lược và hoạt động trên toàn cầu, tạo ra các sáng kiến tăng trưởng quan trọng cho các thị trường phát triển và mới nổi trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Phi, châu Á và Mỹ Latin cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft.

Microsoft là một công ty tập trung vào nền tảng và gia tăng năng suất, giúp trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu có thể làm được nhiều hơn và đạt kết quả cao hơn. Công nghệ tiên tiến của công ty và sự hợp tác chặt chẽ đang tạo ra những bước đổi mới về giáo dục, tăng cường đổi mới và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. Đặc biệt, ông Courtois có đam mê lớn trong việc tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi trong các lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp và việc làm.

Ông Courtois gia nhập Microsoft vào năm 1984 với vị trí là đại diện kênh bán hàng. Sau khi nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Microsoft Pháp vào năm 1994. Ông Courtois trước đây từng là Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch Microsoft châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA), nơi ông lãnh đạo đội ngũ kinh doanh, bán hàng, tiếp thị và dịch vụ. Những thành tựu đáng chú ý của ông bao gồm cải tiến đáng kể mức độ hài lòng của khách hàng, tăng cường hội nhập khu vực và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu kỷ lục. Trước khi tiếp quản nhiệm vụ tại Trung Đông và châu Phi (EMEA), ông Courtois đã là Phó Chủ tịch Tiếp thị khách hàng toàn cầu tại trụ sở của Microsoft ở Redmond, Washington.

Ngoài công việc tại Microsoft, ông Courtois còn quản lý PlaNet Finance. Ông cũng nằm trong ban giám đốc của AstraZeneca, và là Chủ tịch của Ủy ban chiến lược tại trường kinh doanh SKEMA. Ông từng là đồng chủ tịch của Lực lượng đặc nhiệm về Sáng kiến Phân chia Kỹ thuật số Toàn cầu (Global Digital Divide Initiative Task Force) tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ủy ban châu Âu về Thông tin và Truyền thông (European Commission Information) và lực lượng đặc nhiệm về công nghệ truyền thông.

Năm 2009, ông là Đại sứ EU của Năm vì sự Sáng tạo và Đổi mới (Year of Creativity and Innovation). Vào năm 2011, ông có mặt trong danh sách 25 doanh nhân công nghệ hàng đầu thế giới (“Tech’s Top 25” ) của The Wall Street Journal châu Âu. Ông Courtois, quốc tích Pháp, có bằng Cử nhân Kinh doanh (DECS) tại trường Ecole Superieure de Commerce, Nice (Pháp)