Có bề ngoài thậm chí hơi “quái” một chút nhưng anh Đặng Minh Quân từ lâu đã nổi tiếng trong giới chơi điện thoại Nhật bởi sở thích sưu tầm và kinh doanh những sản phẩm “made in Japan”. Từ sở thích, anh Quân đã biến nó trở thành một nghề nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, hành trình tìm hiểu, “chơi” và kinh doanh mặt hàng trên không phải đơn giản. Anh đã chia sẻ với STS nhiều thông tin thú vị xung quanh “thú chơi” độc đáo này.

" />
Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Đặng Minh Quân, chủ shop điện thoại Nhật depmely.com – Mode "chơi" điện thoại Nhật

June 20
00:00 2010

Chào anh, anh có thể cho bạn đọc STS biết nguyên nhân nào khiến anh bước chân vào nghề kinh doanh điện thoại Nhật?
Từ lâu, tôi đã rất ham mê công nghệ đặc biệt là điện thoại di động. Ngay từ khi còn đi học, tôi đã dành dụm tiền để mua sắm những chiếc điện thoại thời thượng. Lần đầu tiên tôi mua ĐTDĐ là một “con” Motorola cao cấp có giá hơn 7 triệu. Lúc bấy giờ giá đó là cả hơn nửa năm tiền sinh sống của tôi. Nhưng khi vừa thấy chiếc Sharp 903SH, tôi lập tức bị chinh phục và vội vàng xin đổi con Motorola để lấy chiếc điện thoại “lạ” đó.
Sau một thời gian mày mò, nghiên cứu và sử dụng, tôi muốn nâng cấp lên dòng cao cấp hơn. Vì thế, tôi lên mạng rao bán chiếc điện thoại cũ. Không ngờ chỉ mới rao có một ngày mà tôi đã bán được con Sharp 903SH với giá “hời”. Thế là “máu” kinh doanh của tôi nổi lên. Tôi bắt đầu “săn lùng”, thu mua và buôn bán ĐTDĐ Nhật. Đến nay, tôi đã tự mình mở shop và Website (depmely.com)chuyên kinh doanh ĐTDĐ và những sản phẩm của Nhật như: nước hoa, máy ảnh kỹ thuật số, đồng hồ…

Điện thoại Nhật có dễ kinh doanh và sử dụng không?
Việc kinh doanh và sử dụng điện thoại Nhật tương đối khó khăn. Nguyên nhân là do số lượng người dùng không nhiều, linh phụ kiện thay thế cũng rất hiếm. Tuy nhiên, sau nhiều năm “lăn lộn”, giờ tôi đã có nhiều nguồn hàng đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Mặc dù khó khăn trong việc tìm kiếm và thay thế linh phụ kiện nhưng một khi đã sử dụng điện thoại Nhật rồi thì thường rất ít ai quay trở về sử dụng các dòng điện thoại thông thường. Họ gần như bị “nghiện” bởi những công nghệ vượt trội của điện thoại Nhật. Thứ nhất là bởi thiết kế của sản phẩm lạ và độc đáo, chất lượng màn hình thuộc loại bậc nhất. Tiếp theo là những tính năng giải trí (multimedia) của điện thoại Nhật cũng cao hơn hẳn các dòng sản phẩm khác như: quay phim, chụp hình chất lượng cao, nghe nhạc hay… Tuy nhiên, do nhiều điều kiện không tương thích về cơ sở hạ tầng mạng nên nhiều tính năng của điện thoại Nhật không thể phát huy tại Việt Nam. Ví dụ như không thể lướt Web hoặc nhận sóng 3G, nếu bắt được sóng 3G cũng chỉ có thể thực hiện được dịch vụ Video Call chứ không thể dùng dịch vụ Mobile Tivi hay Mobile Internet… Đây là điều khiến những người kinh doanh và sử dụng điện thoại Nhật như tôi hết sức đau đầu.

Anh có thể cho người dùng điện thoại Nhật một số lời khuyên khi sử dụng sản phẩm này không?
Thực ra hiện nay cũng đã có nhiều người sử dụng điện thoại Nhật nên việc sử dụng đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm Nhật đều kén SIM, kén phụ kiện. Đặc biệt, từ sau khi các mạng triển khai 3G đã khiến nhiều model không nhận được sóng hoặc chập chờn… Hiện nay chỉ có SIM VinaPhone và Vietnammobile là tạm thời ổn định, còn lại các SIM khác thường xảy ra tình trạng mất sóng. Nói chung, hiện nay người dùng điện thoại Nhật chủ yếu là để nghe/gọi, nhắn tin, chụp hình, quay phim… là chính.
Ngoài hạn chế do hạ tầng mạng không tương thích còn lại điện thoại Nhật rất tốt: đẹp, bền, chất lượng… đúng tiêu chí của người Nhật.

Xin cảm ơn những chia sẻ thú vị của anh. Chúc anh thành công trong công việc.

PHƯƠNG UYÊN

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới