Thứ Sáu ngày 19 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

GTI và Huawei Wireless X Labs công bố Sách trắng Robot Đám mây

GTI và Huawei Wireless X Labs công bố Sách trắng Robot Đám mây
July 12
13:04 2017

 

Tổ chức công nghệ di động quốc tế GTI gồm hơn 270 thành viên đã cùng với China Mobile, SoftBank, Huawei Wireless X Labs, CloudMinds và Skymind phát hành “Sách trắng về 5G và Robot Điện toán Đám mây” (5G & Cloud Robotics White Paper). Sách trắng này nói về các khái niệm, công nghệ, xu hướng thị trường, chuỗi giá trị và các mô hình kinh doanh của robot điện toán đám mây (cloud robotics); đồng thời phân tích chi tiết về cách thức công nghệ mạng 5G sẽ mở ra tiềm năng tiềm ẩn cho sự thành công thương mại.

Robot điện toán đám mây sẽ trở nên phổ biến trong vài năm tới khi trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence, AI) dựa trên đám mây phát triển và robot ngày càng trở nên thạo việc. Theo cuốn Sách trắng này, dự báo số lượng robot đám mây được tiêu thụ trên toàn cầu sẽ đạt 50 triệu đơn vị trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. Vào năm 2025, các robot đám mây trong nước sẽ đạt tỷ lệ 12%, thay đổi đáng kể lối sống của người dân. Lợi ích của robot điện toán đám mây so với những robot độc lập (stand-alone robotics) sẽ có thể nhìn thấy rõ trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ hậu cần, giám sát, giải trí và giáo dục, đến các công việc trong nhà như dọn dẹp nhà cửa.

Trong khi robot (người máy) truyền thống chấp nhận các lệnh của các bộ điều khiển tại chỗ, các robot điện toán đám mây được liên kết qua các hệ thống mạng tới các trung tâm kiểm soát dựa trên đám mây. Sự kết hợp giữa AI, dữ liệu lớn (big data) và khả năng tính toán hiệu năng siêu cao giúp giảm chi phí và mức tiêu thụ năng lượng của robot đám mây. Theo Sách trắng, nền tảng robot, AI và mạng di động là ba yếu tố công nghệ chủ yếu hỗ trợ phát triển robot điện toán đám mây.

Robot đám mây đặt ra các yêu cầu rất đặc thù cho các hệ thống mạng. Đám mây hóa (cloudification) các tác vụ thời gian thực (real-time tasks) dựa trên các kết nối cực kỳ tin cậy với độ trễ cực kỳ thấp (ultra-reliable and ultra-low-latency connections). Việc thu thập dữ liệu cảm biến yêu cầu băng thông đường tải lên ổn định. Ngoài ra, kiến trúc mạng phải có sự linh hoạt cao độ để đáp ứng các dịch vụ đa dạng. 5G, với băng thông lớn và độ trễ thấp, là sự lựa chọn lý tưởng cho việc truyền dữ liệu của robot điện toán đám mây. Hơn nữa, các kiến trúc lớp mạng 5G và điện toán biên di động (mobile edge computing – MEC) có thể cung cấp các ứng dụng robot với sự hỗ trợ toàn diện có thể tùy biến (customizable end-to-end support). Vì vậy, 5G được thiết lập để đảm nhận vai trò của một yếu tố quan trọng nhằm vào sự thành công của robot điện toán đám mây.

GTI 2.0 đã chính thức ra mắt vào tháng 2-2016 để mở rộng quy mô công nghệ TD-LTE, thúc đẩy sự phát triển của 5G và khuyến khích phát triển hội tụ. Nhóm làm việc robot điện toán đám mây của GTI nhằm mục đích xây dựng hệ sinh thái đa ngành để loại bỏ bất kỳ rào cản nào, đồng thời thúc đẩy sự phát triển hội tụ của truyền thông và robot. Với sự trợ giúp của GTI, các chuyên gia truyền thông và robot đang cùng hợp tác để thảo luận về kiến trúc tiềm năng, phát triển các mẫu robot theo định hướng 5G và thực hiện các cuộc kiểm tra hiệu năng trên mạng của các nhà khai thác. Nhóm làm việc cũng rất quan tâm đến việc xác định và đáp ứng các yêu cầu kết nối của robot điện toán đám mây. GTI mong muốn bảo đảm rằng các mạng 5G, với hiệu suất hơn hẳn các công nghệ trước, độ tin cậy cực cao và độ linh hoạt lớn có thể cung cấp kết nối thông suốt cho robot điện toán đám mây trong tương lai cũng như nhiều ứng dụng hàng ngày đa dạng khác.

Huawei cho biết họ đang tích cực tham gia vào các dự án nhóm làm việc robot đám mây của GTI, đồng thời sớm phát triển và thử nghiệm các mẫu ứng dụng theo định hướng 5G khác nhau. Việc công bố Sách trắng robot điện toán đám mây của GTI đánh dấu sự hợp tác thành công giữa các ngành truyền thông, robot và trí tuệ nhân tạo. Huawei mong muốn mở rộng mức độ truyền thông và hợp tác với những thành tựu hiện tại để tạo nên một nền tảng vững chắc nhằm thúc đẩy sự phát triển của robot điện toán đám mây trong tương lai.

MEDIA ONLINE

+ Ảnh: Internet. Thanks.

Bạn có thể tải Sách trắng 5G & Cloud Robotics White Paper từ đây.

GTI

Từ khi thành lập vào năm 2011 tại Barcelona (Tây Ban Nha) bởi các nhà mạng Bharti Airtel (Ấn Độ), China Mobile (Trung Quốc), Sprint Clearwire (Mỹ), SoftBank Mobile (Nhật Bản) và Vodafone (Anh), GTI (http://www.gtigroup.org/) đã nổi lên như là một nền tảng hợp tác quốc tế với sự tham gia của 132 nhà khai thác và 146 đối tác trong ngành. Các nhiệm vụ của GTI 2.0 bao gồm thúc đẩy sự phát triển của 4G hướng tới 5G, tạo thuận lợi cho sự hội tụ giữa truyền thông và các chuyên ngành, và khuyến khích một chu kỳ sáng tạo mới. Vào tháng 2-2017, hệ thống kỹ thuật GTI 2.0 đã trải qua quá trình tái thiết toàn diện. Những nỗ lực này đã tạo ra một hệ thống tổng thể bao gồm các nhóm làm việc chuyên trách về phổ tần, mạng lưới, thiết bị đầu cuối, kinh doanh và dịch vụ. Các hệ thống này cung cấp một cách hiệu quả những cải tiến đáng kể đối với sự phát triển của 4G, băng thông rộng di động 5G tiên tiến, Internet cho vạn vật (Internet of Things – IoT), Internet cho xe hơi (Internet of Vehicles – IoV) và robot điện toán đám mây. Tổ chức GTI nỗ lực khuyến khích hợp tác cùng có lợi giữa các ngành để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 4G và đổi mới 5G.

TD-LTE

Các tần số của mạng 4G LTE được chia thành hai loại: Song công phân chia theo tần số (Frequency Division Duplexing – FDD) và Song công phân chia theo thời gian (Time Division Duplexing – TDD hay TD). Trong khi FDD yêu cầu một cặp băng tần (một cho đường tải lên – uplink và một cho đường tải xuống – downlink), nên còn gọi là “phổ cặp” (paired spectrum), TDD chỉ sử dụng một băng tần đơn cho cả đường lên và xuống trên một tần số, nhưng có sự phân chia theo thời gian.

FDD-LTE và TD-LTE hoạt động trên các băng tần khác nhau. TD-LTE hoạt động tốt hơn ở các tần số cao hơn, trong khi FDD-LTE lại hoạt động tốt hơn ở các tần số thấp hơn. Tần số cao hơn cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn trong phạm vi phủ sóng, còn tần số thấp hơn sẽ có phạm vi phủ sóng rộng hơn nhưng với băng thông hạn chế hơn.

Hiện nay, FDD-LTE phổ dụng ở khu vực Bắc Mỹ; còn TD-LTE lại được ưa chuộng ở Trung Quốc và Ấn Độ để khai thác ưu thế băng thông rộng của nó mà cho phép nhiều người truy cập hơn.

 

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới