Năm 2009 là một năm không bình yên với ngành điện thoại di động và máy tính. Dù bán được hàng nhưng những gì xảy ra trong năm đã đi quá sức chịu đựng của những ai hoạt động trong nhóm hàng này. Hàng hóa không thiếu, nhưng tỷ giá tăng đột biến đã làm sức mua chậm lại đáng kể. Muốn bán được hàng phải nghĩ lắm chiêu! Năm 2009, nhiều nhà bán lẻ đã thở phào nhẹ nhõm vì hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng “thở chưa kịp sâu”, họ lại đối diện với những nỗi lo mới trong năm 2010.

" />
Thứ Bảy ngày 27 tháng 7 năm 2024

Tech MediaOnline

Thị trường điện thoại di động và máy tính: bán được hàng nhưng vẫn còn lo

March 07
01:57 2010

Các siêu thị đạt kế hoạch

6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bán lẻ và các nhà sản xuất máy tính, điện thoại di động đã rơi vào tình trạng “khủng hoảng” thật sự. Hàng nhập về với số lượng cầm chừng, nhưng vẫn không bán được vì cả thế giới đang rơi vào tình cảnh khó khăn đã làm người tiêu dùng trong nước lo ngại, buộc phải phòng thủ. Nhà sản xuất giảm công suất, giảm lao động… nhưng vẫn giữ thị trường bằng những chương trình khuyến mãi để kích cầu như giảm giá, cho vay tiền mặt để mua hàng nhưng không lấy lãi…

May mà nhờ 2 quý cuối năm. Trong khoảng thời gian này, biến động về tỷ giá đồng đô la Mỹ và tiền đồng Việt đã làm thị trường có nhiều lúc chững lại vì giá bán đã đội lên 10 – 15% theo đúng tỷ lệ chênh lệch của tỷ giá, nhưng nhu cầu sử dụng máy tính, cộng với những chính sách can thiệp giá của các hãng sản xuất, nhà phân phối và cả tâm lý chấp nhận tỷ giá mới đã làm mặt hàng máy tính nói chung khởi sắc hơn. Nhiều nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ xoa tay hài lòng, thở phào nhẹ nhõm… vì đã đạt kế hoạch. Bà Tô Hồng Trang, đại diện DigiWorld – nhà nhập khẩu và phân phối máy tính, cho biết: “Đúng là một năm đầy biến động với những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng máy tính. Hết khủng hoảng rồi đến tỷ giá tăng. Phải khéo chống lắm mới cập được bờ”. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thương, phụ trách ngành hàng laptop của Thế giới Di động, xác nhận nhóm hàng này đã bán được 22.758 chiếc, vượt kế hoạch của công ty giao là 13%.

Ông Phạm An Dương, Giám đốc tiếp thị của Intel Việt Nam cho biết, trong năm 2009, thị trường Việt Nam đã nhập khoảng 1,6 triệu máy tính, trong đó riêng mặt hàng laptop chiếm khoảng 550.000 máy, còn lại là máy tính để bàn. Dù được các nhà sản xuất và nhà bán lẻ kỳ vọng, nhưng với dòng Netbook tại thị trường năm 2009, lượng hàng vẫn không đáng kể. Cũng theo ông Dương, giá bình quân của máy tính xách tay là 620 USD, còn máy tính để bàn là 350 USD. So với năm 2008, mức giá bình quân máy tính năm nay, cả deskop và laptop thấp hơn 10%. “Dù khó khăn nhưng căn cứ vào số liệu năm 2009 so với năm 2008, số lượng máy tính tại Việt Nam tăng khoảng 35%. Nếu không có khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường Việt Nam ước tính tăng khoảng 50%. Khó nhưng vẫn tăng là do nhu cầu sử dụng máy tính còn cao. Ước tính, hiện chỉ 7% số dân Việt Nam có máy tính. Một khoảng trống còn lớn lắm”, ông Dương bình luận.

Nhóm hàng điện thoại di động trong năm 2009, so với nhóm kinh doanh hàng máy tính có vẻ dễ thở hơn vì nhiều lý do, trong đó giá cả nhóm hàng điện thoại di động đã giảm nhiều, mức độ cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng gay gắt hơn đã làm thị trường này tiếp tục chỉ số tăng trưởng. Ông Phạm Văn Kim, Giám đốc nghiên cứu thị trường của hệ thống bán lẻ Viễn Thông A, cho biết: “Sức mua tại các siêu thị của hệ thống Viễn Thông A trong tháng cuối năm đã tăng rõ rệt. Theo số liệu, tháng 12 đã tăng hơn 20% so với tháng trước đó. Điều dễ hiểu đây là đợt mua sắm cuối năm”. Nhưng có thông tin ngược lại cho rằng, tình hình thị trường những tuần cuối năm 2009 và đầu năm 2010 vẫn chưa lấy lại phong độ của một thị trường sôi động như thị trường điện thoại. Tuy vậy, cho dù có như thế nào, năm 2009 vẫn được xem là năm thành công của nhóm hàng điện thoại di động. Viễn Thông A cho biết, bình quân trong năm 2009 họ bán được khoảng 70.000 chiếc điện thoại/tháng. Còn với Thế giới Di động, số lượng có nhỉnh hơn, ước chừng 80.000 máy/tháng. Những hệ thống còn lại như Phước Lập, Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim, Chợ Lớn…, dù chưa có số liệu cuối cùng, nhưng theo đánh giá của các nhà phân phối, những hệ thống này hoạt động khá hiệu quả, có công lớn trong việc duy trì mức độ tăng trưởng của ngành điện thoại di động trong năm qua. Ước tính trong năm 2009, thị trường Việt Nam đã nhập khoảng 14 – 16 triệu máy các loại. Nếu nhân với chỉ số hàng bán ra bình quân là 80% (20% là hàng lỗi, hàng lưu kho), trong năm qua thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 11 – 13 triệu máy. Trong đó chủ yếu là hàng giá thấp, từ 3 triệu đồng trở xuống chiếm gần 70%.

Năm 2010 – Nhiều khó khăn

Chưa có ai nói được năm 2010 sẽ như thế nào. Nhưng trước mắt, từ đầu tháng 12 của năm 2009 cho tới nay, một thông tin đã làm các doanh nghiệp nhập khẩu hàng công nghệ thông tin và viễn thông hoang mang và lo ngại, đó là chuyện điện thoại di động sẽ bị liệt vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt (một giải pháp để giảm nhập siêu)! Ông Trương Minh Tứ, Giám đốc Sony Ericsson tại Việt Nam cho biết, “Đây là một tin xấu đối với ngành hàng viễn thông. Việc bị xếp vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt có nghĩa là những chiếc điện thoại di động sẽ phải chịu thêm khoản thuế từ 15 – 20%”. Ông Nguyễn Hồng Châu, Giám đốc HTC Việt Nam, bình luận thêm: việc xếp điện thoại di động vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giá thành cao hơn, đây sẽ là cơ hội cho hàng lậu xâm nhập thị trường trong nước vì cung chính thức sẽ không đáp ứng được cầu.

Còn từ ngày 1-1-2010, thuế giá trị gia tăng nhóm hàng công nghệ thông tin từ 5% tăng lên thành 10%. Bình luận về mức thuế mới này, ông Ngô Đức Sinh, Giám đốc Công ty Silicom, cho rằng, cộng với việc nhóm doanh nghiệp nhập khẩu hàng công nghệ thông tin, điện máy không được hỗ trợ chính sách, nay chuẩn bị trở lại mức thuế VAT 10% như trước
đây sẽ làm ngành hàng này khó khăn hơn vì giá thành sẽ tăng. Còn đại diện của CMS cho biết, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sẽ điều chỉnh giá để có giá bán cuối cùng tốt nhất, nhưng việc tăng thuế VAT thêm 5% nữa sẽ làm thị trường này chậm lại đáng kể…

Từ những thông tin đầu năm, năm 2010 cho thấy sẽ là một năm đau đầu với những ai có liên quan đến nhóm hàng điện máy, công nghệ thông tin, trong đó có người tiêu dùng đầu cuối.

Chí Tân – Diên Bình

(Siêu Thị Số 47, ngày 05-02-2010)

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới