Thông thường, khi mua máy tính để bàn dạng nguyên bộ, khách hàng sẽ được các nhà sản xuất hoặc lắp ráp dịch vụ cấp cho phiếu bảo hành máy trọn bộ tùy theo thời gian cam kết 1 – 2 năm. Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng biết rằng từng loại linh kiện đã được nhà sản xuất cấp phiếu bảo hành riêng với những điều kiện, thời gian bảo hành khác nhau.

" />
Thứ Bảy ngày 07 tháng 9 năm 2024

Tech MediaOnline

Khi mua máy tính: Nhớ hỏi phiếu bảo hành của linh kiện

May 20
00:00 2010

Mỗi nhà mỗi cảnh
Công ty Phong Vũ (TP.HCM) đã công bố về điều kiện bảo hành những sản phẩm bán tại đây: tất cả các linh kiện, thiết bị phải có tem bảo hành của Phong Vũ và tem phải còn trong thời hạn bảo hành. Tem bảo hành, mã vạch số sê-ri (series number) phải còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu cạo sửa, tẩy xóa hay bị rách mờ. Những hư hỏng của thiết bị được xác định do lỗi kỹ thuật hoặc lỗi của nhà sản xuất. “Đối với các linh kiện, thiết bị được cấp phiếu bảo hành chính hãng như: các sản phẩm của Intel, máy tính bộ, laptop, máy in, máy scanner…, khi mua các thiết bị, linh kiện này khách hàng sẽ nhận được phiếu bảo hành riêng. Trên phiếu có ghi rõ các điều kiện bảo hành, địa chỉ bảo hành, quyền lợi của khách hàng… Khách hàng phải xuất trình phiếu bảo hành khi bảo hành sản phẩm trực tiếp tại trung tâm bảo hành ghi trên phiếu hoặc tại cửa hàng Phong Vũ”, một nhân viên của phòng kỹ thuật Phong Vũ cho biết. Cũng theo nhân viên này, đối với máy tính để bàn dạng bộ do nước ngoài hay trong nước lắp ráp đều được bảo hành theo linh kiện chứ không bảo hành trọn bộ. Theo giải thích thêm của nhân viên Phong Vũ, quy định trên là hợp lý vì có những linh kiện bảo hành 1 năm (RAM), nhưng cũng có những linh kiện bảo hành 3 – 5 năm (như CPU, ổ cứng)…
Tương tự như vậy, với những sản phẩm máy tính để bàn được Hoàn Long Computer (TP.HCM) lắp ráp, ngoài những phiếu bảo hành của từng linh kiện được giao cho khách, đơn vị bán lẻ này còn kèm theo phiếu bảo hành toàn bộ hệ thống. Với cách làm này, khách hàng sau khi hết thời gian bảo hành của nơi bán, dễ dàng bảo hành tại các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất linh kiện.
Trong khi đó, theo ông Võ Văn Nghĩa, Giám đốc sản phẩm của Bách Khoa Computer (TP.HCM), công ty ông lại áp dụng hình thức bảo hành trọn bộ. “Nếu trong thời gian bảo hành 2 năm, khi các linh kiện có trục trặc, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm bảo hành toàn hệ thống. Nhân viên bảo hành sẽ kiểm tra tất cả các linh kiện. Sau đó, nếu linh kiện nào còn bảo hành, khách hàng sẽ bảo hành trực tiếp tại nhà sản xuất”, ông Nghĩa nói. Ông Nghĩa xác nhận, về mặt lý thuyết, tất cả các linh kiện hợp thành của một máy bộ đều có phiếu bảo hành riêng. Nhưng khi tích hợp vào một bộ máy, những phiếu bảo hành linh kiện sẽ được nhà sản xuất giữ lại để bảo hành với hãng sản xuất linh kiện. Còn khách hàng chỉ biết thời gian bảo hành của một bộ máy là đủ.

Nhớ hỏi phiếu bảo hành
Cách làm của nhà nào cũng có nét hay riêng. Dù mua máy bộ hay linh kiện rời, ngoài tem bảo hành của Phong Vũ (như là bằng chứng xác thực mua hàng tại đây), khách hàng còn được nhận phiếu bảo hành cho riêng sản phẩm của Intel được tích hợp trong máy (có thể là mainboard hoặc CPU). Ông Nghĩa của Bách Khoa Computer cũng xác nhận có phiếu bảo hành của Intel nhưng vì đây là sản phẩm máy bộ nên công ty áp dụng bảo hành trọn gói theo thời gian quy định cho khách hàng. Phần việc còn lại là nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm bảo hành với nhà cung cấp linh kiện.
Đại diện của Phong Vũ cho biết, dù khách có hỏi hay không hỏi, những linh kiện có phiếu bảo hành kèm theo (như Intel) sẽ được giao cho khách. “Chúng tôi khuyến khích khách hàng lấy tất cả phiếu bảo hành của linh kiện để đảm bảo mua hàng chính hãng cũng như để được bảo hành về sau”, nhân viên Phong Vũ nói.
Ông Nghĩa cho biết: “Có thể trong tương lai, Bách Khoa sẽ điều chỉnh chính sách và cách thực hiện bảo hành, cụ thể là bảo hành theo thời gian bảo hành của linh kiện mà nhà sản xuất linh kiện quy định”.
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất linh kiện trên thế giới đều có đại diện nhập khẩu và bảo hành chỉ định tại Việt Nam. Điều đó chứng minh rằng, những linh kiện có mặt trong bộ máy đều có nguồn gốc rõ ràng – điều kiện quan trọng để bảo hành về sau. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp nguồn gốc của những linh kiện được nhập không chính thức nên giá có thể rẻ hơn nhưng không có đầy đủ điều kiện hợp pháp để bảo hành. Đại diện của Intel tại Việt Nam cho biết, những sản phẩm nhập khẩu chính thức thông qua các pháp nhân hợp pháp sẽ có đầy đủ hộp, và phiếu bảo hành của sản phẩm đã được in sẵn trên vỏ hộp đó… “Trong trường hợp nhà lắp ráp hoặc nơi bán không bảo hành, người mua cũng có đầy đủ điều kiện để bảo hành trực tiếp tại các trung tâm bảo hành do Intel chỉ định”, đại diện Intel nói.
Bởi vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng trong suốt thời gian sử dụng, khi mua những sản phẩm máy tính trên thị trường, người tiêu dùng cần phải chọn mua ở những cửa hàng, công ty có uy tín và nên yêu cầu nơi bán giao phiếu bảo hành chính hãng cho những linh kiện bên trong bộ máy tính để bàn như CPU, bo mạch chủ, bộ nguồn…

Thế Chân

Chuyên trang Intel Kết Nối – Intel Connecting được thực hiện với sự hợp tác của Intel Việt Nam. Bạn đọc có thắc mắc về các sản phẩm của Intel, cũng như máy tính nói chung, hoặc có những chia sẻ với Intel, xin vui lòng gửi về địa chỉ sieuthisovn@gmail.com với Subject: Intel Ket Noi. Chân thành cảm ơn.
 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới