Với người dùng laptop, việc tự tay “mổ xẻ” chiếc máy để tự tay khắc phục các trục trặc về phần cứng là điều hầu như không thể. Tuy nhiên trong trường hợp máy bạn có sự cố hỏng hóc về các thiết bị kết nối ngoại vi, hãy tham khảo một số gợi ý sau đây để khắc phục bằng việc chọn thay sử dụng bằng các thiết bị gắn ngoài.

" />
Thứ Bảy ngày 07 tháng 12 năm 2024
Thứ Bảy ngày 07 tháng 12 năm 2024

Tech MediaOnline

5 thiết bị giúp bạn khắc phục lỗi kết nối cơ bản của Laptop

June 20
00:00 2010

1. Kết nối mạng LAN
Hầu hết các loại laptop đều sử dụng cổng kết nối chuẩn RJ-45 được gắn trực tiếp với bo mạch chủ, và nếu vì lý do nào đó cổng này bị hỏng thì có thể bạn sẽ phải sửa chip điều khiển hay tệ hơn là thay cả bo mạch chủ.
Tuy nhiên thay vì bỏ khoản tiền lớn để thay thì phương án sử dụng card mạng PCMCIA là một giải pháp khá kinh tế, bạn chỉ cần cắm card này vào khe cắm PCMCIA có sẵn trên laptop để có 1 cổng kết nối mạng mới cho laptop. Giá của card này khá rẻ (khoảng 200 ngàn đồng).
Một giải pháp khác hiện được cho là tiết kiệm về tài chính và dễ dùng hơn (vì khá nhỏ gọn) là thiết bị dùng chuyển đổi USB ra cổng LAN, với tầm giá khoảng 150 ngàn đồng.

 

2. Cổng USB
Phần lớn laptop đều có 3 đến 4 cổng USB, vì vậy sẽ chẳng ảnh hưởng gì mấy nếu như 1 hay 2 cổng bị hỏng. Nhưng thật là thảm họa nếu bạn đang dùng Netbook hoặc các dòng laptop Dell Business chỉ có chừng 2 cổng USB và cả 2 cổng lại đều “ra đi”. Nguyên nhân của triệu chứng này thường là chip điều khiển USB trên bo mạch chủ bị hỏng, khiến laptop không nhận diện được thiết bị cắm vào qua kết nối này. Nếu như đây là lỗi về phần cứng, giải pháp thông thường nhất là bạn vẫn phải sửa hoặc thay bo mạch chủ mới.
Cũng giống như ở phương án trên, loại card PCMCIA dùng mở rộng số cổng USB sẽ là lựa chọn khả dĩ, bạn chỉ việc cắm card vào khe PC trên laptop để “chế” ra 2 hoặc 4 cổng USB tùy thuộc vào loại card PCMCIA. Loại card này khá phổ biến trên thị trường và giá dao động từ 150 đến 300 ngàn đồng.

3. Card Wi-Fi
Các loại laptop đời mới hiện nay đều có sẵn card thu sóng không dây tích hợp. Khi thiết bị này hỏng, bạn có thể sắm một chiếc card Wi-Fi PCMCIA với chi phí khá rẻ. Ngoài ra, với khoảng 250 ngàn đồng, bạn cũng có thể chọn adapter Wi-Fi được thiết kế dưới dạng thanh USB và kết nối qua cổng USB 2.0.

4. Đầu đọc thẻ nhớ
Đầu đọc thẻ nhớ cũng là linh kiện được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ nên nếu có lỗi xuất hiện thì khả năng bạn phải đem cả bo mạch ra sửa là chuyện có thể xảy ra. Ngoài ra, các đầu đọc thẻ đó thường chỉ đọc được một số thẻ thông dụng nhỏ gọn, nếu bạn có thẻ dạng Compact Flash (CF) thì chắc chắn không thể nào gắn vừa để đọc dữ liệu. Do đó giải pháp tốt nhất cho các trường hợp này là bạn cần sắm riêng một bộ đầu đọc thẻ nhớ đa định dạng có giá từ 100 ngàn đồng trở lên. Thiết bị ngoại này giao tiếp với máy qua cổng USB nên bạn sẽ không gặp trở ngại gì trong việc kết nối với máy.

5. Thay thế ổ CD/DVD
Dù hiện nay thiết bị lưu trữ Flash Drive USB đã trở nên rất rẻ và dung lượng ngày càng cao hơn, nhưng ổ CD/DVD hiện vẫn chưa phải là thiết bị thừa thãi bởi giá thành của đĩa CD/DVD vẫn rất rẻ, và hiện có khá nhiều chương trình đòi hỏi bạn cần chạy hay cài đặt từ đĩa CD/DVD. Nếu ổ đĩa quang của laptop bị hỏng, bạn có thể dùng ổ đĩa quang gắn ngoài qua giao tiếp USB. Bạn chỉ cần kết nối ổ đĩa với máy qua giao tiếp USB, sau đó laptop sẽ dò và cài đặt driver để chạy.

KHẢI MINH
(Theo Laptoprepair101)