Một chiếc máy tính (để bàn hoặc xách tay) dùng để chơi game hay đồ họa cao cấp, ngoài CPU và mainboard, không thể không cần đến sự giúp sức của card đồ họa cho bữa tiệc thêm đã mắt. Còn nếu muốn một trận game no lỗ tai không thể thiếu những chiếc card âm thanh.

" />
Thứ Hai ngày 09 tháng 9 năm 2024

Tech MediaOnline

Card đồ họa & card sound cho Gaming PC

July 05
00:00 2010

Chọn Card đồ họa “đỉnh”

NVIDIA GeForce GTX 295
Để giúp các game thủ “vẫy vùng” trong thế giới game, card đồ họa NVIDIA Geforce GTX 295 dùng bộ nhớ có dung lượng 1792MB DDR3, được tạo thành bởi 2 GPU là GeForce GTX 200 trang bị 480 bộ xử lý dòng (240 bộ xử lý/ GPU), xung nhịp GPU là 578 MHz, tần số bộ nhớ 1000 MHz. Dòng card đồ họa này được NVIDIA trang bị nhiều tính năng đáng giá như DirectX 10 và Shader Model 4.0 giúp nâng cao hiệu ứng đồ họa 3D và hiệu quả xử lý những game “nặng”. Các công nghệ nổi bật của NVIDIA như PureVideo HD, CUDA, đặc biệt là công nghệ hiệu ứng vật lý PhysX đều được tích hợp trong dòng GPU này. Để hỗ trợ mong muốn của game thủ trong việc chinh phục đỉnh cao mới, GeForce GTX 295 còn được hỗ trợ công nghệ Quad SLI.

Thử nghiệm với các game 3D hạng nặng hiện nay như Crysis, FarCry 2… GTX 295 có thể tung hoành một cách nhẹ nhàng với kết quả gấp 3-4 lần mức chuẩn 30fps. Nếu bật các hiệu ứng để có hình ảnh đẹp hơn ở chế độ 1600x1200x4Aax8AF, GTX 295 vẫn tỏ ra “mạnh mẽ như thường”.
Ngoài ra, các hãng sản xuất khác nhau còn chăm chút hỗ trợ thêm nhiều tính năng thú vị cho các phiên bản card đồ họa GTX 295 của mình. ASUS trang bị “Gamer OSD” cho phép điều chỉnh thông số GPU mà không phải thoát khỏi game, “SmartDoctor” điều khiển ép xung (OverClock) và giám sát tốc độ quạt… Hãng MSI cũng trang bị các tính năng riêng như “MSI Vivid” giúp tối ưu hình ảnh, “Live Update” tự động kiểm tra và cài đặt bản cập nhật BIOS, trình điều khiển, tiện ích hệ thống…
Giá tham khảo: 12 triệu đồng.

NVIDIA GeForce GTX 480
Nvidia vừa cho ra mắt card đồ họa GeForce GTX 480 được cho là “quái vật đơn nhân” mạnh nhất hiện nay. GTX 480 được sản xuất với nhân đồ họa kiến trúc Fermi GF100 công nghệ 40nm, trang bị 480 nhân tính toán CUDA, 60 đơn vị xử lý Texture cùng giao tiếp bộ nhớ 384 bit. GeForce GTX 480 sử dụng bộ nhớ 1536MB GDDR5 và có mức điện năng tiêu thụ tối đa là 250W. Đây cũng là card đầu tiên của NVIDIA hỗ trợ thư viện đồ họa DirectX 11, bên cạnh các công nghệ độc quyền khác như CUDA, PhysX, 3D Vision Surround, 3-Way SLI… Bên cạnh đó, do GeForce GTX 480 chạy khá nóng, nên NVIDIA đã làm cả một hệ thống tản nhiệt bằng ống đồng ốp lên card giúp việc làm mát tốt hơn.

 

Thử nghiệm với các game 3D “khủng” như: Bad Company 2, Metro 2033, Colin McRae Dirt 2, Crysis Warhead, Just Cause 2…, GTX 480 cho tốc độ chạy game một cách mượt mà ở mọi độ phân giải. Ngay cả khi bật tính năng khử răng cưa hay “on” toàn bộ hiệu ứng của DirectX 11, GTX 480 vẫn đảm đương tốt vấn đề khung hình và chất lượng hình ảnh, mọi cảnh vật trong game đều được thể hiện mềm mại, giống như “đời” thật.
Giá tham khảo: 11,8 triệu đồng.

ATI Radeon HD 5970
Đây là sản phẩm chủ lực của ATI-AMD để cạnh tranh trực tiếp với NVIDIA GF GTX 480. Với 3200 dòng xử lý, 4,3 tỉ transistor cùng bộ nhớ 2GB GDDR5, HD 5970 là dòng card cao cấp hỗ trợ đầy đủ thư viện đồ họa tiên tiến DirectX 11 và công nghệ hiển thị đa màn hình ATI Eyefinity. HD 5970 có thể xử lý trên 2 chip Cypress HD 5800, sử dụng công nghệ sản xuất 40nm, tần số hoạt động của GPU và bộ nhớ lần lượt là 725MHz và 1GHz với băng thông bộ nhớ 256GB/s.

 

HD 5970 có một hệ thống tản nhiệt lớn màu đen che phủ toàn bộ bo mạch. Thiết kế tản nhiệt Phoenix theo công nghệ Vapor Champer này giữ GPU hoạt động với nhiệt độ vừa phải ngay cả khi hoạt động hết công suất hay khi ép xung. ATI Radeon HD 5970 có thể chạy cùng một lúc 2 card nhờ hỗ trợ công nghệ Quad CrossFireX.
Nếu tốc độ là yếu tố tiên quyết của những trò chơi 3D thì Radeon HD 5970 có thể đáp ứng điều này một cách dễ dàng. Hiện tại, vẫn chưa có tựa game nào có thể “làm khó” được HD 5970 về tốc độ khung hình cũng như chất lượng hình ảnh thể hiện rất ấn tượng.
Giá tham khảo: 14,3 triệu đồng.

Khi cần mua một card đồ họa chơi game, cần chú ý vài thông số quan trọng sau. Những thông số này quyết định đến giá thành cũng như chất lượng của loại card màn hình

Bộ vi xử lÝ đồ họa GPU
Là thành phần rất quan trọng quyết định đến sức mạch đồ họa, trái tim thực sự của một card đồ họa chính là GPU, nó có ý nghĩa như CPU trong máy tính. Khi quan sát trên một card đồ họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử dụng vì nó là nhân của các tác vụ xử lý hình ảnh, quyết định tốc độ nhanh chậm khi cần dựng hình ảnh .

Bộ nhớ đồ họa
RAM là một phần quan trọng của card đồ họa bởi muốn chơi game ở độ phân giải cao và chất lượng hình ảnh tốt thì cần phải có nhiều dung lượng cho bộ nhớ. Đó là lý do tại sao các card đồ họa “đỉnh” thường chứa nhiều RAM.

Bộ nguồn cấp cho card đồ họa
Yêu cầu về điện năng đang trở thành mối quan tâm lớn khi mà các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và cũng “ăn” nhiều điện hơn. Các nhà sản xuất đã in khuyến cáo về bộ nguồn cần có ngay trên “hộp” của card.

Chọn nhà sản xuất
Tùy theo tính năng kỹ thuật, khả năng thiết kế mà những nhà sản xuất sẽ có thể đưa ra những loại card màn hình “bình thường” hay chạy “Overclock” (cho phép card làm việc với hiệu suất cao hơn). Theo kinh nghiệm của đa số chuyên gia, card đồ họa của các hãng sau sử dụng khá tốt theo thứ tự: ASUS, MSI, Gigabyte…

Trình điều khiển (driver)
Mỗi loại card đồ họa đều cần sử dụng một trình điều khiển riêng đối với các hệ điều hành khác nhau, nếu không có các trình điều khiển thì dù có một bo mạch đồ họa mạnh nhất thì hệ thống cũng chỉ xuất ra hình ảnh có độ phân giải thấp, độ sâu màu thấp và với tốc độ làm tươi hạn chế. Đôi khi trình điều khiển chưa được hoàn thiện sẽ tồn tại một số lỗi dẫn đến hiệu năng của card đồ hoạ bị giảm ít hay nhiều tùy mức độ. Vì vậy cần cập nhật các phiên bản trình điều khiển
mới nhất có
tại Website của hãng sản xuất để tối ưu công năng của card.

Tản nhiệt cho card đồ họa
Do phải xử lý một khối lượng công việc lớn khi chơi game nên bộ xử lý đồ họa thường toả một lượng nhiệt lớn, cũng như CPU trong máy tính, các card đồ họa cũng cần giải pháp tản nhiệt cho GPU. Nên chọn card đồ họa có tản nhiệt to, nhiều lá hoặc có cả quạt.

Card âm thanh “sắc sảo”

Card âm thanh (sound card) trong máy tính là một bo mạch mở rộng các chức năng về âm thanh (và một số chức năng khác về giải trí, kết nối…) trên máy tính. Thông qua các phần mềm, nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác. Một card sound tốt phục vụ cho việc chơi game “đỉnh” hiện nay cần đáp ứng tốt những yêu cầu tối thiểu sau: hỗ trợ chuẩn và cổng xuất ra loa 5.1 hay 7.1 để đảm bảo có thể phát đầy đủ âm thanh trong môi trường khi chơi game, phần xử lý có hỗ trợ tăng tốc âm thanh giúp giảm tải cho CPU, hỗ trợ micro cho việc hội thoại khi chơi game “online” theo chế độ nhóm đội ở các vị trí khác nhau…
Âm thanh không đơn thuần mang tính “màu sắc” tô điểm cho game mà nó như cánh tay trái, giúp cho tay phải đồ họa tạo nên một game thành công. Thị trường bo mạch âm thanh dành cho game thủ thường khá hẹp, khi dạo quanh các cửa hàng máy tính, thương hiệu và sản phẩm chất lượng dễ tìm nhất đó chính là Creative, còn những thương hiệu khác như Onkyo, M-Audio, Audiotrak… có thể dùng nghe nhạc rất hay nhưng dành cho chơi game thì… ngược lại.

Sound Blaster X-Fi XtremeGamer Fatal1ty
Một sản phẩm kết hợp hoàn hảo giữa nhà sản xuất card âm thanh hàng đầu Creative và một tên tuổi lớn trong làng game – Faltal1ty. Ngoài những tính năng đặc trưng của công nghệ Creative XFI, người dùng sẽ được chăm chút thêm với hệ thống vỏ bọc độc đáo, đậm nét cá tính cũng như công nghệ CMSS-3D, EAX hỗ trợ đắc lực cho các game với âm thanh 3D được thể hiện rất chân thật. Sound Blaster X-Fi XtremeGamer Fatal1ty có một box giao tiếp gắn ở mặt trước thùng máy, màu đen bóng trông khá bắt mắt. Bộ ngõ giao tiếp này gồm: SPDIF, optical, AUX in, line/mic in có nút điều chỉnh âm lượng, tai nghe có điều chỉnh âm lượng và ngõ MIDI nhập/xuất. Card cũng có một bộ điều khiển từ xa đi kèm, khá lớn nhưng dễ điều khiển. Nổi bật với kiến trúc âm thanh hoàn toàn mới, hiệu ứng CMSS-3D cải tiến cho tai nghe và loa 2 kênh, Creative nâng chất lượng âm thanh lên 24-bit Crystalizer cho âm thanh trong trẻo hơn, cùng hiệu ứng môi trường EAX Advanced HD 5.0.

 

Thử nghiệm với nhiều game “hot”, cảm giác âm thanh tiếng súng và tiếng nổ trong game được tái hiện vô cùng tuyệt vời. Với tính năng CMSS-3D được kích họat, trong game đua xe, dễ dàng nhận ra chiếc xe đang bám đuổi sát đuôi, ngay cả ở bên mạn trái hay mạn phải xe cho dù không thấy được chiếc xe đó và tiếng động cơ xe vút từ trái qua phải. Sound Blaster X-Fi XtremeGamer Fatal1ty thực sự làm dậy sóng “cõi game” vì độ thực của âm thanh.

ASUS Xonar HDAV1.3 Deluxe
Là sound card duy nhất hiện nay hỗ trợ âm thanh True HD DTS, có chip decode video HD chuyên biệt. Asus Xonar HDAV1.3 Deluxe sử dụng bộ khuếch đại loại DIP cho phép người dùng tinh chỉnh âm thanh xuất ra phù hợp với thiết bị kết nối. Đối với các game thủ, Asus Xonar HDAV1.3 Deluxe hỗ trợ xử lý bằng DirectSound 3D Game Extensions DS3D GX 2.0 khai thác âm thanh với hiệu ứng cao cấp cho hầu hết các game 3D và hiệu ứng EAX 5.0. Card âm thanh này cũng giảm thiểu độ ồn nhờ thiết kế vi mạch hoàn hảo, tỉ lệ tín hiệu/tạp âm là 120 dB và độ méo âm thanh 0,0004%.


Card được thiết kế gồm 2 phần: phần chính gồm thân card và phần mở rộng có thêm nhiều cổng kết nối ra loa. Thử nghiệm thực tế với nhiều game quen thuộc, Asus Xonar HDAV1.3 Deluxe cho âm thanh vòm giả lập vị trí khá tốt. Trong vài game bắn súng, dễ dàng nhận ra tiếng chân đồng đội rất gần sau lưng, phân biệt rõ nét với tiếng súng vẳng từ xa, hay cả tiếng xích xe tăng vừa lầm lì chạy ngang trước mặt.

Quang Bình – Nghiêm Quảng
MUA Ở ĐÂU?
Các cửa hàng, siêu thị máy tính

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới