Hiện nay, muốn sắm máy tính để bàn, người tiêu dùng có các cách: chọn từng linh kiện rời và tự lắp ráp hoặc nhờ nơi bán lắp ráp, mua bộ máy tính do chính nơi bán đã lắp sẵn, mua máy bộ của các nhà sản xuất trong nước như: Bách Khoa Computer, FPT Elead, VTB, Hoàn Long, Robo, SingPC, Wiscom,… hoặc máy bộ của các hãng nổi tiếng thế giới như: HP, Dell, Lenovo,… Dù rằng loại nào chiếc máy tính cũng chạy được, nhưng những yếu tố như: chất lượng (độ bền, tính ổn định, mức độ tương thích,…), giá cả, dịch vụ hậu mãi sẽ quyết định đến số lượng khách hàng cũng như uy tín của hãng đó trên thị trường. Trong các cách mua máy tính nói trên, điều quan tâm của người tiêu dùng là chọn hàng ngoại hay hàng nội?

" />
Thứ Bảy ngày 12 tháng 10 năm 2024

Tech MediaOnline

Máy tính để bàn "nội hay ngoại"?

October 05
00:00 2010

Ngoại cao hơn nội!
Nhiều cửa hàng bán lẻ linh kiện máy tính đều tự lên cấu hình và lắp nguyên bộ máy tính để bàn với giá rẻ hơn hàng ngoại, nhưng về yếu tố chất lượng chỉ có nơi sản xuất mới biết. Trong số đó, các nhà bán lẻ lớn có tên tuổi tại TP.HCM như: Phong Vũ, Hoàn Long, Bách Khoa Computer (BKC), Thành Nhân,… không chút ngại ngùng khi dán nhãn hiệu (người tiêu dùng thường hiểu là nơi “sản xuất”) của mình lên màn hình máy tính và thùng CPU. Còn những nơi bán lẻ có quy mô nhỏ cũng lắp ráp máy tính, nhưng chẳng đề tên tuổi gì, giới kinh doanh máy tính gọi đó là máy tính “noname”. Trong nhóm “nhà sản xuất” này, chỉ có một số ít cửa hàng chịu khó liệt kê tên đầy đủ những linh kiện dùng trong máy tính, còn lại đều ghi chung chung về cấu hình như: tên chipset của mainboard được dùng, tổng số dung lượng bộ nhớ RAM, dung lượng đĩa cứng,…
Chính vì mỗi nơi lắp một kiểu nên giá cả khác nhau. Đơn cử, bộ máy có cấu hình: CPU Intel Pentium Dual Core E5400 2,7GHz, HDD dung lượng 250 GB,… nhưng giá ở P.V là 5,6 triệu đồng, trong khi đó ở N.V là 5,1 triệu đồng; phần giá chênh lệch được nhân viên bán hàng P.V lý giải, do máy được bảo hành 3 năm và bộ nhớ đến 2GB RAM. Cũng với cấu hình tương tự (nhưng bộ nhớ RAM chỉ có 1 GB), máy tính nhãn hiệu Robo được bán với giá khoảng 4,5 triệu đồng. Cùng cấu hình nêu trên, FPT Elead A510 giá 5,2 triệu đồng; CMS V227 chừng 5,8 triệu đồng,… Mức giá này chưa bao gồm màn hình. Thật sự thì máy bộ như thế khó thể nào có giá giống nhau vì tuy cùng cấu hình, nhưng khác model và thương hiệu linh kiện thì giá đã khác nhau rồi.
Cùng là hàng do các doanh nghiệp lắp ráp trong nước mà các dòng máy tính do các doanh nghiệp chuyên về hàng công nghệ thông tin “sản xuất” lại có giá khác nhau. Ông Lương Lễ Trân, Giám đốc chi nhánh CMS tại TP.HCM (thuộc Tập đoàn CMC) cho biết: “Linh kiện đều có nguồn gốc chung, nhưng quy trình sản xuất và trách nhiệm bảo hành khác nhau nên giá có khác nhau”. Theo ông Trân, máy bộ của CMS được sản xuất trên dây chuyền chuyên nghiệp có thêm công đoạn test máy trước khi đóng gói xuất xưởng. Cộng vào đó là trách nhiệm bảo hành của các doanh nghiệp lớn bao giờ cũng nghiêm túc hơn các cửa hàng nhỏ. Theo chúng tôi, chính hai yếu tố trên đã làm giá của các doanh nghiệp lớn bao giờ cũng cao hơn các cửa hàng nhỏ.
Không có màu mè hình thức như các dòng máy tính lắp ráp trong nước, nhưng những mẫu máy tính nguyên bộ của các thương hiệu lớn trên thế giới, cho dù giá có cao hơn các sản phẩm trong nước vẫn có khách hàng mua vì chất lượng ổn định, tính tương thích cao. Dù nhóm máy tính của các thương hiệu nước ngoài hiện không còn nhiều nhãn hàng để lựa chọn, nhưng vẫn là sự lựa chọn đầu tiên cho nhóm khách hàng có thu nhập từ mức khá trở lên. Cũng với cấu hình như trên, nhưng nếu chọn hàng thương hiệu nước ngoài, người tiêu dùng sẽ chi thêm khoảng trên 1 triệu đồng. Cụ thể, dòng máy HP Compaq 500B-MT là 6,4 triệu đồng, Dell Optiplex 380 lên đến gần 8 triệu đồng,…

Giá cao chưa hẳn đã tốt?
Hầu hết các kỹ thuật viên phần cứng máy tính tại các phòng, trung tâm bảo hành đều cho rằng, máy tính để bàn của nước ngoài được lắp ráp và kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt nên độ ổn định sẽ cao hơn so với sản phẩm trong nước lắp ráp bằng “công nghệ tuốc-nơ-vít”. Ông Lê Thành Tuân, nhân viên kỹ thuật kiêm tư vấn bán hàng của một công ty cung cấp thiết bị và hạ tầng công nghệ thông tin, tiết lộ: “Khách hàng là các công ty nước ngoài tại Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán bắt buộc chúng tôi phải lắp sản phẩm máy tính nước ngoài cho họ. Còn đa số những công ty trong nước, trường học, dịch vụ Internet, phòng game thường chọn máy tính để bàn thương hiệu Việt để giảm chi phí đầu tư và dễ điều chỉnh cấu hình theo nhu cầu”.
Nhưng theo ông Nguyễn Tuấn Anh (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội), hàng ngoại tốt thì có tốt, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mà người tiêu dùng cần cân nhắc trước khi quyết định mua. Ông Anh cho biết: “Tôi đang dùng máy tính bộ nhãn hiệu HP, nhưng không thể tìm được card màn hình có cùng kích thước để thay, bởi card màn hình dùng trong loại máy này chỉ bằng phân nửa chiều cao của loại card màn hình thường đang bán nhiều trên thị trường”. Điều này hoàn toàn chính xác với những dòng máy tính để bàn dạng case mini. Ông Hoàng, Giám đốc Trung tâm Bảo hành Phong Vũ cho biết: “Không ai phủ nhận sản phẩm máy tính để bàn của các hãng nước ngoài có tính ổn định cao. Giá của chúng thường cao hơn các dòng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước lắp từ 1,5 đến 2 lần, tùy dòng máy và cấu hình của sản phẩm. Tuy nhiên, chúng cũng có một số hạn chế nên nếu xui là lãnh đủ. Chẳng hạn, đa số đều được bảo hành 1 năm theo quy định “cứng” của hãng sản xuất, nhiều trường hợp có thể linh hoạt hỗ trợ, nhưng trung tâm bảo hành của hãng thẳng thừng từ chối bảo hành với lý do: “không thuộc điều kiện bảo hành”. Hơn nữa, do có kiểu thiết kế riêng nên nếu chẳng may mainboard bị hư thì xem như bỏ luôn cả máy, vì không tìm được mainboard có kích thước phù hợp,…”. Vấn đề nâng cấp máy tính để bàn nước ngoài thường gặp phải một số khó khăn nhất định, có khi không thể nâng cấp được.
Thật ra, ngày nay, các đơn vị lắp máy tính trong nước cũng tỏ ra có trách nhiệm với nhãn hiệu đính trên desktop bán ra nên cũng kiểm tra kỹ chất lượng và tính ổn định, tương thích ở sản phẩm mẫu trước khi quyết định ráp hàng loạt. Ông Hoàng chia sẻ, đối với máy mang nhãn hiệu Phong Vũ, quy trình lắp ráp khá chặt chẽ: bộ phận kinh doanh lên cấu hình cho cả bộ máy, sau đó bộ phận kỹ thuật ráp và kiểm tra tính tương thích và khả năng hỗ trợ phần mềm của nó, sau đó mới đưa vào ráp với số lượng lớn. Tương tự, ông Võ Văn Nghĩa, hiện đang là Giám đốc ngành hàng ở Công ty Bách Khoa Computer, cho hay: “Đầu tiên, chúng tôi chọn bộ nguồn tốt, phù hợp với cấu hình đã định, sau đó kiểm tra chất lượng và chọn tiếp những linh kiện còn lại. Ráp và chạy thử nghiệm…”. Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định của máy, “chúng tôi không nhận bảo hành từng linh kiện trong bộ máy tính bán ra, khách hàng phải mang nguyên cả bộ máy đi bảo hành, dù biết rằng có khi chỉ hư mỗi đĩa cứng,…”, ông Nghĩa cho biết thêm.
1. Khi chọn mua máy tính nguyên bộ, khách hàng cần chú ý tới maiboard vì đây là thành phần quan trọng (cùng với CPU) giúp máy ổn định, dễ dàng kết nối hay nâng cấp về sau. Mainboard của các hãng lớn chuyên về linh kiện này như: ASUS, Gigabyte, MSI,… chắc chắn là có độ tin cậy cao hơn. Nếu cùng một cấu hình, khách hàng nên chọn theo những tiêu chí sau: model có giá rẻ hơn (vì linh kiện bên trong cùng chung nhà sản xuất); chế độ, thời gian và chính sách hậu mãi của nhà sản xuất (trong nước và nước ngoài).
Ông Nguyễn Thiện Nghệ, Tổng thư ký hội Tin học TP.HCM: “Quy trình sản xuất máy tính của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được cải thiện. Tất nhiên, chất lượng, uy tín của các doanh nghiệp trong nước không thể bằng các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, nhưng người tiêu dùng trong nước cần bày tỏ thái độ ủng hộ doanh nghiệp trong nước để họ có thêm khả năng cũng như kinh nghiệm, đầu tư công nghệ sản xuất hàng hóa ngày càng chất lượng cao hơn”.

2. Ông Nguyễn Thiện Nghệ, Tổng thư ký hội Tin học TP.HCM: “Quy trình sản xuất máy tính của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được cải thiện. Tất nhiên, chất lượng, uy tín của các doanh nghiệp trong nước không thể bằng các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, nhưng người tiêu dùng trong nước cần bày tỏ thái độ ủng hộ doanh nghiệp trong nước để họ có thêm khả năng cũng như kinh nghiệm, đầu tư công nghệ sản xuất hàng hóa ngày càng chất lượng cao hơn”.

3. Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FPT Elead: “Nhìn chung, thị phần máy tính thương hiệu Việt Nam tại thị trường trong nước chưa tương xứng với năng lực sản xuất và giá trị vốn có của các doanh nghiệp. Máy tính thương hiệu Việt Nam ngày càng mạnh hơn ở phân khúc sản phẩm máy tính để bàn. Sở dĩ các thương hiệu máy tính Việt Nam, mặc dù có chất lượng, mẫu mã không hề thua kém, giá lại rẻ hơn, nhưng vẫn chưa “thao túng” được thị trường là do tâm lý chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng. Quan niệm đó đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng, không dễ một sớm một chiều có thể thay đổi”.

4. DigiTestLAB của Siêu Thị Số: “Chúng tôi đã có nhiều năm được vọc máy tính cả hàng nội lẫn hàng ngoại và thấy nổi lên mấy điều. Điều nổi trội hơn cả của các máy tính bộ do các thương hiệu quốc tế sản xuất là độ bền và tính ổn định cao, chủ yếu do các linh kiện có độ tương thích cao và được chọn từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. Cũng xin lưu ý là trên thị trường Việt Nam có những dòng máy tính bộ của các thương hiệu quốc tế, nhưng chạy chập chờn và không bền, cho dù chúng có những thành phần cơ bản do chính hãng sản xuất. Đó là những máy “ngoài luồng”, được nhập về từ nhiều nguồn khác nhau dưới dạng barebone (không có đầy đủ các thành phần như một máy bộ hoàn chỉnh), và điều gây ra sự tệ hại là khi chúng được các nhà phân phối trong nước “độ” lại, bổ sung thêm những linh kiện còn thiếu. Một điều khác biệt nữa là các hãng quốc tế đầu tư rất kỹ lưỡng về kiểu dáng từng dòng máy, có những dấu ấn riêng và đem lai tiện lợi cao nhất cho người dùng. Họ có lợi thế vì số lượng sản xuất cực lớn với quy mô toàn cầu, cho phép họ thiết kế mẫu mã riêng. Trong khi đó, hầu hết các nhà sản xuất trong nước chỉ có thể chọn mua các mẫu case có sẵn mà mình ưng ý từ các hãng sản xuất case. Đó là lý do mà thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng “đụng hàng” khi máy bộ của hãng này chỉ khác hãng kia ở cái… logo! Ngoài ra, do bị áp lực về giá thành, máy bộ trong nước thường được lắp ráp với những loại linh kiện có giá rẻ nhất. Thí dụ, cùng một loại RAM DDR2 1GB, nhưng giá không giống nhau tùy theo thương hiệu, tốc độ, model,… Không hiếm trường hợp bên trong cái thùng máy to đùng là một chiếc mainboard nhỏ xíu. Ngoài ưu thế giá rẻ hơn, máy tính bộ trong nước có thế mạnh mà không máy tính bộ thương hiệu quốc tế nào sánh nổi là khả năng thay thế, nâng cấp linh kiện! Mà cái điều này thì lại rất hạp với thói quen tiêu dùng của người Việt ta.

Nghiêm Quảng – Nhật Minh – Hoàng My

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới