Truy cập Internet băng thông rộng hiện nay đã có nhiều cách hơn, phổ biến chủ yếu là ADSL và cáp quang (tên thương mại là FTTH – Fiber To The Home). Trong khi đó, mạng 3G vẫn còn quá non trẻ.

" />
Thứ Sáu ngày 04 tháng 10 năm 2024

Tech MediaOnline

ADSL sẽ bị cáp quang lấn át?

November 05
00:00 2010

Cáp quang – nhanh mà hao!
Cáp quang là công nghệ kết nối với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng. Tính ưu việt của công nghệ này cho phép đạt tốc độ truyền tải dữ liệu Internet xuống/lên (download/upload) ngang bằng với nhau, điều mà công nghệ ADSL chưa thể thực hiện được. Công nghệ của đường truyền quang được thiết lập trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín hiệu quang trong sợi cáp quang đến thiết bị đầu cuối của khách hàng.
Vì tốc độ cao, cáp quang cung cấp các dịch vụ cao cấp như: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), truyền dữ liệu, game online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera,… Với ưu thế băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp băng thông lên tới 1Gbps (lý thuyết), giúp bảo đảm an toàn dữ liệu, độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường,… Ông Minh, chủ phòng net có đường truyền cáp quang ở Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết: “Tôi sử dụng cáp quang hơn một năm nay cho mạng 20 máy tính thay cho 2 đường truyền ADSL trước kia. Tốc độ thì cũng “tùy lúc” và tùy làm việc trên các server/Web trong nước hay nước ngoài. Nếu truy cập các server trong nước, tốc độ của nó nhanh hơn ADSL rất nhiều lần thật đấy, nhưng đối với server nước ngoài thì vẫn còn chậm lắm. Khi sử dụng cáp quang có thể mắc phải lỗi QoS (đường truyền ADSL không thấy bị lỗi này – PV) khó khắc phục. Nên dự phòng sẵn một line ADSL phòng khi cáp quang trục trặc”.
Dù tốc độ nhanh, nhưng để đầu tư cáp quang, người dùng phải tốn hơn 2 triệu đồng và cước phí hàng tháng khá cao (1,5 – 10 triệu đồng); tín hiệu có thể suy yếu do bị phân cực theo chiều hướng ngang hay dọc ngẫu nhiên trong quá trình dữ liệu được mã hóa di chuyển qua những khoảng cách dài của mạng lưới cáp quang; công tác bảo trì thường diễn ra chậm chạp, có lẽ vì cáp quang mà bị “đứt” thì nhân viên kỹ thuật phải “đào bới” và nối cáp khá phức tạp hơn so với cáp đồng của ADSL.
Tốc độ truyền tải của FTTH vượt qua ngưỡng của chuẩn ADSL2+ rất nhiều lần. Độ ổn định và tuổi thọ cũng cao hơn dịch vụ ADSL do FTTH không bị ảnh hưởng nhiễu điện, từ trường, cùng khả năng nâng cấp tốc độ (download/upload) dễ dàng… Bên cạnh các ứng dụng tương tự như ADSL, FTTH còn cung cấp gói dịch vụ đa năng “Triple Play Services” (cùng lúc cung cấp 3 dịch vụ: dữ liệu, truyền hình, thoại). Với ưu thế băng thông vượt trội, FTTH sẵn sàng cho các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao, đặc biệt là truyền hình độ phân giải cao (HDTV) có yêu cầu băng thông lên đến vài chục Mbps.
FTTH là chìa khóa then chốt của việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của các quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ nhằm bắt kịp nhịp độ phát triển công nghệ truyền tải đang “nóng” trên thế giới.
 
Nhanh chậm tùy lúc
Những nhà cung cấp đường truyền ADSL và FTTH thường quảng cáo tốc độ tối đa có thể đạt được, nhưng thực tế chẳng bao giờ như vậy. Chỉ có những kết nối với server trong nước và ngay chính nhà mạng đó cung cấp mới đạt được tốc độ như lời quảng cáo. Còn kết nối ra server nước ngoài, cả mạng ADSL lẫn cáp quang đều không bao giờ đạt được tốc độ như quảng cáo.
Khi đo tốc độ đường truyền ADSL hoặc FTTH, các phần mềm hoặc Website đo tốc độ và lưu lượng đường truyền chỉ “mang tính tham khảo”. Trang speedtest.net hay BroadbandReports.com đặt server tại nước ngoài nên khi kiểm tra tốc độ sẽ cho kết quả khác với một server dùng để test đặt trong nước. Nếu là thuê bao của VNPT chẳng hạn, sẽ down/up một file lên server của VNPT và so sánh tốc độ down/up đó với tốc độ ghi trong hợp đồng cam kết xem có “tương đối” không. Nhưng thường là không bao giờ nhận được kết quả như trong hợp đồng, tốc độ thực tế sẽ thấp hơn nhiều lần vào nhiều thời điểm kiểm tra khác nhau.
Cần phân biệt rõ khái niệm byte và bit rất hay nhầm lẫn khi đọc hợp đồng thuê bao đường truyền. Trong thực tế, người dùng có thể gặp các ký hiệu Kb/Kbps/KB hay Mb/Mbps/MB. Trong đó Kb là ký hiệu của kilobit, Kbps là kilobit trên giây còn KB là kilobyte và 1KB = 8Kb. Tương tự như vậy, Mb là Megabit, Mbps là megabit trên giây và MB là megabyte, 1MB = 8Mb. Nếu là gói cước 8Mbps thì tốc độ tối đa đạt được 8Mbps tương đương với 1MB/s. Còn nếu gói cước là 8MB/s thì tốc độ tối đa sẽ là 8MB/s tương đương với 64Mbps.
Có thể đánh giá như sau: FTTH có thế mạnh hơn ADSL đối với các server đặt trong nước, chơi game online, tải phim HD, Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác),… với tốc độ download/upload nhanh hơn ADSL nhiều lần. Nhưng đối với những server đặt tại nước ngoài thì tốc độ của FTTH nhanh hơn vẫn chưa thuyết phục lắm so với ADSL. Theo lời của ông Tâm (giám đốc một công ty máy tính đặt tại Q.3, TP.HCM), “về chất lượng băng thông FTTH chỉ ổn và rất nhanh khi ở trong nước ,còn ra nước ngoài thì cũng chỉ nhanh hơn chút ít so với 2 đường ADSL Load Balancing. Tôi thử download bằng các chương trình tăng tốc thì thấy tốc độ không bằng vài đường ADSL gộp lại”.


“Cáp quang đến trạm” – đứa con lai
Hiện nay, ADSL được xem là thông dụng nhất với chi phí thấp, nhưng đường truyền ADSL chỉ thích hợp cho hộ gia đình chưa cần tốc độ cao. Trong khi đó, đường truyền FTTH lại có chi phí đầu tư khá cao. Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu từ các gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đường truyền với tốc độ cao và ổn định như FTTH nhưng có chi phí hợp lý hơn, các nhà mạng lại tung ra gói sản phẩm FTTC.
FTTC (viết tắt của Fiber To The Curb/Cabinet) có thể hiểu là “cáp quang đến trạm thay vì đến tận nhà như FTTH”. Có thể hiểu FTTC đơn giản hơn: nếu ADSL có đường truyền từ nhà cung cấp dịch vụ đến nhà khách hàng/công ty là dùng cáp đồng và FTTH là dùng cáp quang, thì FTTC có đường truyền từ nhà cung cấp dịch vụ đến trạm đặt gần nhà khách hàng là cáp quang, đoạn từ trạm đến nhà khách hàng là cáp đồng. Như vậy so với ADSL, FTTC đã “quang hóa” khoảng 80% đường truyền từ nhà cung cấp dịch vụ đến nhà khách hàng, cho phép nâng cao tốc độ và đạt sự ổn định của dịch vụ. Tốc độ đang đ
ược cung cấp phổ biến của ADSL là 4-6 Mbps, FTTH là 32-50 Mbps thì của FTTC là 20Mbps. Giá cả thuê bao hàng tháng của FTTC sẽ nằm giữa ADSL và FTTH (khoảng 700.000 đồng/tháng). Dù giá rẻ hơn, nhưng đến nay chưa thấy quảng bá nhiều đến công nghệ này mà chỉ thấy lựa chọn giữa ADSL hoặc là FTTH.

1. Kết quả tốc độ đo các nhà mạng (Download bằng IDM cùng một ứng dụng ở một server):

+ Đường truyền ADSL gói MegaYou của FPT: Server trong nước: download 360KB/s – upload 85KB/s. Server nước ngoài: download 160KB/s, upload 52KB/s.
– Đường truyền cáp quang gói FiberBronze của FPT. Server trong nước: download 2,1MB/s, upload 890KB/s. Server nước ngoài: download 412KB/s, upload 285KB/s.

+ Đường truyền ADSL gói MegaVNN của VNPT. Server trong nước: download 312KB/s, upload 76KB/s. Server nước ngoài: download 183KB/s, upload 62KB/s.
Đường truyền ADSL gói HomeC của Viettel. Server trong nước: download 290KB/s, upload 73KB/s. Server nước ngoài: download 153KB/s, upload 42KB/s.

+ Đường truyền cáp quang của VNPT. Server trong nước: download 2,3MB/s, upload 995KB/s. Server nước ngoài: download 660KB/s, upload 322KB/s.
Đường truyền cáp quang gói FTTH Office của Viettel. Server trong nước: download 1,8MB/s, upload 841KB/s. Server nước ngoài: download 492KB/s, upload 358KB/s.

2. Bảng so sánh giữa ADSL và cáp quang

Thái Bình – Nghiêm Quảng – Hoàng My

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới