Các nhà sản xuất đã nhìn ra nhu cầu sử dụng cùng lúc 2 số thuê bao di động trên một chiếc điện thoại thay vì phải “kè kè” hai chiếc điện thoại trong… túi quần! Đây là điều hoàn toàn hợp lý và cần thiết với nhiều người. SIM này dành cho công việc, còn SIM kia dùng cho quan hệ riêng tư… Trước đây, dòng sản phẩm máy 2 SIM có thể hỗ trợ nhiều công nghệ mạng khác nhau như: cùng một lúc online 2 SIM của mạng GSM hoặc là một mạng GSM và một mạng CDMA.

" />
Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

"Gia phả" điện thoại 2 SIM

January 05
00:00 2011

Trong các model “dế 2 SIM 2 sóng online”, chỉ một vài model của các hãng lớn như: Nokia, LG, Samsung, Philips… Còn lại là sản phẩm thương hiệu Việt như: F-Mobile, Q-Mobile, MobiStar… và vô số các model máy “noname” (được nhập từ Trung Quốc). Gần đây, một số nhà sản xuất trong nước như FPT, Q-Mobile,… đã bắt đầu tung ra thị trường những mẫu máy 2 SIM chạy trên mạng 3G.
Trước đây, khi nhắc đến những dòng máy 2 SIM dễ làm cho nhiều người liên tưởng đến việc người dùng đó thuộc hàng không đẳng cấp vì dùng SIM khuyến mãi, máy “dỏm” vì các hãng lớn không làm máy 2 SIM… Nhưng đó là câu chuyện cũ. Thực tế cho thấy, những chiếc điện thoại 2 SIM hiện nay đang được người dùng quan tâm vì sự tiện lợi và tính thiết thực của nó.

Từ “hàng hiệu”
Điện thoại 2 SIM mang thương hiệu Samsung, LG… đã xuất hiện trên thị trường vài năm trước nhưng có giá cao (Samsung 780 2 SIM 2 sóng có giá khởi điểm là 7 triệu đồng). Không chỉ giá cao mà còn hiếm hàng nên người sử dụng có thu nhập thấp có muốn dùng cũng không thể nào với tới những model này. Gần đây, Nokia, Samsung, Philips, Motorola, Acer,… đã cung cấp trên thị trường nhiều dòng máy 2 SIM với giá rẻ hơn. Không cạnh tranh với các nhãn hiệu khác mà chỉ là có thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Đa số các dòng “dế” 2 SIM đang có mặt trên thị trường của các hãng lớn đã có sự chuyển đổi về công nghệ “online 2 SIM”: khi đang thực hiện cuộc gọi trên SIM 1, nếu có phát sinh cuộc gọi cùng lúc trên SIM 2, có thể nhận biết ngay để nghe hoặc từ chối. Nghĩa là 2 SIM cùng hoạt động bằng hai chip xử lý mang tính độc lập. Riêng một số model giá rẻ như Nokia C1, tuy có 2 khe gắn SIM, nhưng chỉ sử dụng được một SIM, nếu muốn chuyển sang dùng SIM thứ hai, phải thông qua thao tác kích hoạt.
Một ưu điểm nữa của “dế” 2 SIM “hàng hiệu” là chức năng tách hai danh bạ riêng biệt, các tin nhắn cũng sẽ tự xếp vào các hộp khác nhau cho người dùng biết sử dụng là từ SIM nào. Chuyện thời lượng sử dụng pin của những chiếc máy 2 SIM cũng đã được cải thiện đáng kể. Thử nghiệm cho thấy, pin của những “dế” 2 SIM “hàng hiệu” có thời gian hoạt động hơn 3 ngày. Để giải quyết vấn đề năng lượng cho “dế” 2 SIM, cốt lõi là nằm ở phần thiết kế linh kiện, bo mạch bên trong máy của nhà sản xuất, chứ không phải chỉ là do công nghệ cải tiến của pin.
Những dòng điện thoại 2 SIM của các nhà sản xuất lớn, dù thời gian xuất hiện trên thị trường muộn hơn các dòng sản phẩm của các thương hiệu nội địa, nhưng lại có chất lượng tương xứng với thương hiệu, kiểu dáng sang trọng cùng chất liệu chế tạo tốt hơn. Bên cạnh đó, những phần mềm quản lý chức năng cuộc gọi, danh bạ, tin nhắn, chuyển SIM dễ thao tác. Giá thành ngày càng rẻ, nên nhiều khách hàng chuyển sang dòng sản phẩm này thay vì dùng những thương hiệu nhỏ hơn. Anh Hoàng Tiến nhận xét: “Với giá 800.000đ, Nokia C1 là chiếc điện thoại 2 SIM chấp nhận được. Dù không “online” hai sóng cùng lúc như những dòng máy khác nhưng có gì đâu nếu bằng một nút bấm là đã có thể kích hoạt chức năng chuyển SIM”.

Đến hàng “thương hiệu Việt”
Gọi “thương hiệu Việt” cũng không sai vì các doanh nghiệp trong nước là chủ sở hữu các thương hiệu điện thoại bằng tiếng Việt chính thức tồn tại trên thị trường một cách hợp pháp. Họ chỉ đặt hàng cho các nhà máy bên Trung Quốc sản xuất. Phần mềm, chính sách bán hàng, dịch vụ bảo hành, hậu mãi đều do chính các chủ thương hiệu chịu trách nhiệm với người tiêu dùng.
Các dòng điện thoại 2 SIM thương hiệu Việt ngày càng cải thiện về chất lượng và cả chế độ bảo hành. Các hãng làm thương hiệu Việt đều tự xây dựng cho mình những trung tâm bảo hành sản phẩm rất lớn nhằm tạo uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng vì thương hiệu của họ còn khá mới mẻ và “lạ”. Các tên tuổi có thể kể vào lúc này như: FPT (một dòng sản phẩm là F-Mobile), MobiStar, Q-Mobile,… Những ưu điểm của dòng sản phẩm 2 SIM này có kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng bắt mắt, vỏ bên ngoài nhìn “hao hao” giống hàng hiệu. Yếu tố quyết định sự tồn tại của các thương hiệu Việt là giá rẻ. Khảo sát tại các hệ thống bán lẻ điện thoại di động, chỉ khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng đã có thể sở hữu một máy điện thoại hai SIM với những tính năng giải trí đi kèm như: nghe nhạc MP3, xem phim MP4, chụp hình và quay phim,… Loa ngoài thường cho âm thanh rất to “ấn tượng” khi nghe nhạc, nhưng lại chát và “ồn”.
Dòng máy 2 SIM thương hiệu Việt có thể dùng được 2 SIM cùng lúc (được thể hiện bằng 2 cột sóng online), nhưng danh bạ và tin nhắn của 2 SIM này thường bị “trộn” vào nhau nên rất khó tìm kiếm và phân biệt. Bên cạnh đó, phần mềm ngôn ngữ tiếng Việt vẫn chưa được chuẩn, còn “thô” và khá khó thao tác, đa số dùng khá tốn pin và bị nóng khi dùng lâu. Chất lượng “sóng” đàm thoại tương đối tốt khi sử dụng trong thời gian đầu, nhưng “bệnh” sẽ phát sinh sau 3 hoặc may mắn hơn là 6 tháng sử dụng. Các máy phải đem đi bảo hành thường rơi vào các lỗi như: mất nguồn, trắng màn hình, hư loa, hư rung, hư pin, không nhận SIM, rơi nắp pin,…
Phần lớn những chiếc điện thoại 2 SIM thương hiệu Việt đều có thể cùng lúc hoạt động 2 SIM nhưng thực tế vẫn có những model chỉ sử dụng được một SIM, muốn sử dụng SIM thứ hai phải thực hiện thao tác chuyển trạng thái hoạt động giữa 2 SIM với nhau. Cũng có những model vẫn hiển thị hai cột sóng “online” nhưng khi SIM 1 đang nghe hoặc gọi thì SIM 2 đang trong tình trạng “máy bận” hay “tắt máy, ngoài vùng phủ sóng”… nên chủ máy không hề hay biết về các cuộc gọi nhỡ trong thời gian đang “tám” trên SIM 1.
Dù có nhiều cải tiến về chất lượng, nhưng “tuổi thọ” của những chiếc máy thương Việt này khá ngắn. Thông thường, ít có chiếc máy nào xài hơn 1 năm. Vòng đời sản phẩm của những chiếc máy 2 SIM thương hiệu Việt cũng khá ngắn ngủi. Sau khi bán hết lô hàng, nhà sản xuất bỏ tên của dòng máy đó, thay thế bằng tên gọi khác để bán hàng. Cũng không ít nhà sản xuất đã bỏ hẳn mẫu, có cải tiến chút ít để “sáng tạo” thành mẫu máy mới để dễ bán hàng hơn. Trò kinh doanh này đã làm nhiều người sử dụng khi hết hạn bảo hành không biết mua linh kiện ở đâu để thay thế khi máy có sự cố.

Và hàng “no name”
Thị trường điện thoại 2 SIM “no name” đã và đa
ng xuất hiện khá nhiều tại Việt Nam. Cách đây 6 năm, trên thị trường đã xuất hiện những chiếc điện thoại 2 SIM mà vào lúc đó được đánh giá là một “kỳ tích công nghệ chế tạo điện thoại”. Dòng sản phẩm này “nhái” mẫu mã các model nổi tiếng của các hãng lớn để dễ bán hàng. Nhìn bên ngoài, chúng y chang những chiếc điện thoại của Nokia, iPhone 3G/4G… nhưng bên trong là loại 2 SIM. Dòng này “nhái” theo mẫu mã của các model “hàng hiệu” đang ăn khách trên thị trường như: Nokia E71, E72, 6700,… hay iPhone và thậm chí là Vertu, Mobiado,… Điểm đáng chú ý của loại này là giá cả không hề rẻ. Dù là hàng “nhái” nhưng giá của nhiều model “nhái” có giá lên đến 4-5 triệu đồng.

 


Loại “dế” này có chất lượng không đồng đều, thường xuyên hỏng hóc. Nếu thích hàng “no name” (có nhiều mẫu thiết kế đẹp), khi mua máy cần chú ý “chọn mặt gởi vàng”, lựa những cửa hàng quen biết hoặc tin cậy về mặt bảo hành, sửa chữa phòng khi máy “lâm trọng bệnh”. Đa số máy “noname” tốn pin, sóng chập chờn, “bên này nói bên kia không nghe” hoặc ngược lại,… Lý do là linh kiện chế tạo máy có chất lượng rất kém từ lớp vỏ bên ngoài cho đến “ruột rà” bên trong, phần mềm không được tối ưu, đồng thời pin theo máy cũng là loại “dỏm”. Nếu gặp hư hỏng rất khó sửa chữa vì khó thay thế linh kiện, thao tác sửa chữa gặp nhiều khó khăn vì bo mạch quá “mỏng”.
Đặc điểm của loại dế 2 SIM “nhái” này là bộ vỏ bên ngoài được gia công khá kỹ lưỡng để cho giống với hàng thật (có loại giống đến hơn 95%, nhìn kỹ và có kinh nghiệm lắm mới phân biệt được). Bên cạnh đó là phần mềm được “nhái” cũng rất giống với hàng hiệu, phải trực tiếp dùng lâu mới nhận ra được nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, chất lượng linh kiện bên trong máy rất tệ, máy chạy chậm chạp, phần mềm “giả tạo”, không thể kết nối với máy tính để cài những chương trình thông dụng. Dù hiển thị 2 cột sóng, nhưng hoạt động rất chập chờn và hao pin kinh khủng. Chỉ được tiện lợi là khỏi phải tháo sim ra vô khi cần thực hiện cuộc gọi từ các SIM… “khuyến mãi”.
Hàng 2 SIM “nhái” thường được người bán quảng cáo là có bộ nhớ theo máy 16GB hay thậm chí là 32/64GB. Nhưng thực tế các model này không bao giờ dùng bộ nhớ trong như những model hàng hiệu (do có giá thành cao), chúng chỉ sử dụng khe cắm thẻ nhớ ngoài. Chất lượng sử dụng của “dế” 2 SIM chỉ dùng được vài ngày đầu để “lấy le”, sau đó thì vô số bệnh ập tới không thể nào sửa được.
Chiếc điện thoại 2 SIM có những giá trị riêng của chúng. Nhưng khi mua hàng, cần tỉnh táo và xác định nhu cầu sử dụng để tránh những phiền phức về sau.

Hoàng My – Nghiêm Quảng – Thanh Bình

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới