Trong vài năm trở lại đây chúng ta đã thấy một sự gia tăng rõ rệt về số lượng ổ đĩa SSD cũng như giá thành được giảm đi rất nhiều. Solid State Drives (SSD) đã và đang trở thành một định dạng ổ đĩa cứng mới thay thế cho ổ đĩa HDD truyền thống. Vậy SSD là gì? Bạn sẽ hưởng lợi được những gì từ ổ đĩa SSD? Và liệu rằng SSD có bị ảnh hưởng phần nào khi công nghệ điện toán đám mây phát triển rầm rộ?

" />
Thứ Năm ngày 14 tháng 11 năm 2024

Tech MediaOnline

Chuyên đề Solid State Drives

April 16
01:45 2011

SSD là gì?

Năm 1990, những ổ đĩa SSD sử dụng bộ nhớ Flash xuất hiện nhưng có giá quá đắt so với thị trường tiêu dùng và hầu như chỉ được sử dụng trong các máy tính chuyên ngành. Và trong suốt những năm 2000, giá bộ nhớ flash liên tục giảm cho đến cuối thập kỷ 2000 thì SSD mới thâm nhập được vào thị trường máy tính cá nhân.

Để biết chính xác về SSD, chúng ta cần phải làm nổi bật những gì liên quan đến ổ đĩa cứng truyền thống (HDD). HDD là một tập hợp các đĩa kim loại được bọc bằng vậy liệu sắt từ quay rất nhanh trên một trục chính ngay tâm. Đầu từ ghi/đọc di chuyển trên bề mặt của đĩa từ tính nhờ một cánh tay cơ khí nhỏ bé với độ nhạy rất tốt. Dữ liệu được lưu trữ bằng cách thay đổi tính phân cực của các bit từ tính trên mặt đĩa.

SSD thì ngược lại, nó không có bộ phận chuyển động mà thay vào đó nó sử dụng các bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. Phần lớn các ổ đĩa SSD sử dụng các bộ nhớ flash NAND, một loại bộ nhớ không cần đến điện để duy trì việc lưu trữ dữ liệu.

 


So sánh giữa SSD và HDD

Hãy nhìn vào phân tích dưới đây để xác định sự khác biệt giữa các điểm để từ đó suy ra lợi thế của từng chủng loại ổ đĩa.

 


– Thời gian khởi động: Bởi không có bộ phận chuyển động nên tốc độ khởi động của SSD nhanh hơn so với HDD. HDD thường sẽ phải cần một vài giây để bắt đầu khởi động đĩa từ.

– Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: Ổ SSD có tốc độ nhanh hơn khoảng 8 đến 10 lần so với HDD nhờ việc bỏ qua bộ phận quay cơ học. Việc tìm kiếm các dữ liệu gần như đáp ứng ngay lập tức dù nó ở bất cứ nơi nào trên ổ đĩa SSD, trong khi HDD bị cản trở bởi sự chuyển động vật lý của đầu từ cũng như thời gian quay đĩa.

– Tiếng ồn: Ổ đĩa SSD hoạt động khá im lặng bởi nó không có bộ phận chuyển động, còn HDD hoạt động ồn hơn do có độ rung của các bộ phận cơ khí.

– Độ tin cậy: Ổ đĩa SSD không trang bị bộ phận cơ khí nên hoạt động rất tin cậy với các dữ liệu lưu trữ. Phần lớn HDD bị lỗi là do bộ phận cơ khí bị hư hay bị hao mòn. Về tốc độ đọc/ghi, HDD có lợi thế hơn rất nhiều.

– Năng lượng sử dụng: Ổ đĩa SSD tiêu hao ít năng lượng hơn 30-60% so với ổ đĩa cứng truyền thống. Tiết kiệm từ 6-10 watt/giờ đối với người dùng có vẻ như không nhiều, nhưng nếu sử dụng trong 1 hoặc 2 năm thì đó là một con số rất lớn.

– Chi phí: Giá HDD giảm đáng kể cho mỗi GB dữ liệu so với ngày đầu ra mắt. Còn ổ đĩa SSD giá giảm từ từ nhưng vẫn khá đắt so với HDD. Tùy thuộc vào kích cỡ và chủng loại RAM, tại thời điểm hiện tại (tháng 3/2011) giá của nó tương ứng vào khoảng là từ 1,25 đến 3 USD/GB.

 

Chăm sóc cho SSD

Trong quá trình chạy hệ điều hành, lưu dữ liệu và tương tác với máy tính, sử dụng ổ đĩa SSD sẽ giúp gia tăng tốc độ làm việc rất nhiều. Tuy nhiên, khi nói đến việc chăm sóc ổ đĩa của mình, bạn cần phải biết đến một vài quy tắc cực kỳ quan trọng.

– Không phải chống phân mảnh ổ đĩa: Chống phân mảnh ổ đĩa là hoạt động hoàn toàn vô dụng khi thực hiện với một ổ đĩa SSD và làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Việc chống phân mảnh là một kỹ thuật cho phép ghép những mảnh của các tập tin lại gần nhau hơn và tối ưu hóa vị trí của chúng trên ổ đĩa cứng để giảm thời gian tìm kiếm các dữ liệu trên mặt đĩa, bởi SSD không sử dụng mặt đĩa từ nên việc này là không cần thiết.

– Tắt Indexing Services: Bạn tắt Indexing Services đi nếu sử dụng ổ đĩa SSD, thực tế nó chỉ hoạt động khi sử dụng với HDD trong khi lại làm chậm hoạt động đối với SSD.

– Hệ điều hành phải hỗ trợ TRIM: TRIM là một loại lệnh cho phép hệ điều hành có thể giao tiếp với ổ SSD, nếu không có lệnh TRIM thì hiệu suất SSD sẽ bị giảm đi. Hiện tại, Windows 7, Mac OS X 10.6.6 + và Linux Kernel 2.6.33 + đều có khả năng hỗ trợ lệnh TRIM. SSD của bạn nên được kết hợp với một hệ điều hành hiện đại để cho hiệu suất tối đa.

– Để lại một phần của đĩa trống: Kiểm tra các thông số kỹ thuật của ổ đĩa, hầu hết các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên giữ khoảng 10-20% không gian đĩa trống. Động thái này nhằm hỗ trợ các thuật toán cân bằng để đảm bảo một thời gian sử dụng lâu dài và hiệu suất đĩa được tối ưu nhất.

– Lưu dữ liệu ít sử dụng trên ổ thứ 2: Dù SSD có giảm giá tới đâu đi chăng nữa thì nó vẫn quá đắt tiền khi dùng để lưu trữ các dữ liệu ít sử dụng hay các file mutimedia lớn. Bạn chỉ nên dùng ổ SSD có dung lượng vừa phải làm ổ đĩa khởi động và cài đặt chương trình, còn việc lưu trữ lưu trữ các file lớn và các nội dung như film ảnh, bộ sưu tập nhạc hay các tập tin đa phương tiện khác nên dành cho ổ đĩa thứ 2 là HDD có dung lượng cao.

– Đầu tư vào RAM: So với chi phí cho ổ đĩa SSD, chi phí cho bộ nhớ RAM của máy tính thấp hơn vì dung lượng thấp. RAM sẽ giúp tăng cường tốc độ ghi dữ liệu đến đĩa của bạn tốt hơn, nó cũng sẽ đảm bảo tuổi thọ của SSD dài hơn, tốt nhất hãy nâng cấp RAM đạt dung lượng tối đa mà bo mạch chủ cho phép.

 

Có nên chọn ổ đĩa SSD

Tại thời điểm này, ít nhiều bạn cũng đã biết sơ lược về SSD, nhưng liệu đã quyết định mua SSD hay chưa? Nếu mua thì mục đích chính sẽ là giải quyết một số vấn đề sau:

– Khởi động gần như tức thì: Bạn đòi hỏi một thời gian rất ngắn để khởi động hệ thống, nó xử lý nhanh hơn HDD rất nhiều.

– Bạn muốn truy cập nhanh đến các ứng dụng và game lớn.

– Bạn muốn có một hệ thống yên tĩnh, sử dụng ít năng lượng.

– Bạn có đủ kinh phí để trang bị 2 ổ đĩa, một cho hệ điều hành và một cho việc lưu trữ nội dung đa phương tiện.

NGUYỄN QUỐC TRUNG (Đà Nẵng)

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới