LED hay còn gọi là diod chiếu sáng (diod: hai điện cực). Đúng như tên gọi, công nghệ LED là công nghệ chiếu sáng bằng hai điện cực với hỗ trợ của các loại vật liệu bán dẫn và công nghệ nano.
Quy trình chế tạo đèn LED trải qua hai giai đoạn chính là chế tạo tim đèn trước rồi gắn với hai điện cực tạo thành bóng đèn. Hai điện cực này có độ dài khác nhau, chân dài là anod (điện cực dương), ngắn hơn là catod (điện cực âm). Tim đèn là phần nối giữa hai điện cực, gọi là LED chip, được làm bằng vật liệu bán dẫn. Dòng điện một chiều đi qua làm chuyển động khuếch tán các điện tích âm và dương giữa hai điện cực, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Tùy vào loại vật liệu bán dẫn dùng để chế tạo LED chip mà cho ra các đèn LED với sắc màu khác nhau. Nếu vật liệu bán dẫn là Aluminum gallium arsenide (AlGaAs) sẽ tạo ra đèn LED đỏ. Nếu là Aluminum gallium phosphide (AlGaP) cho ra LED xanh lá, còn indium gallium nitride (InGaN) cho ra LED xanh biển, GaP cho ra LED vàng,… Đèn LED trắng là sự kết hợp của đèn LED đỏ, xanh lá và xanh biển. Cách thứ hai để tạo ra đèn LED trắng là phủ một lớp phosphor vàng vào đèn LED xanh biển. Giáo sư Shuji Nakamura (Nhật) đã giành giải thưởng công nghệ thiên niên kỷ (Millenium Technology Prize) khi ông sáng chế đèn LED ánh sáng trắng.

" />
Thứ Bảy ngày 27 tháng 7 năm 2024

Tech MediaOnline

Đèn Led chiếu sáng mới bắt đầu

May 20
00:00 2011

Với công nghệ đặc thù của công nghệ điốt phát sáng, dùng đèn LED để chiếu sáng sẽ tiết kiệm điện hơn các loại đèn khác từ 70 – 80%. Nhưng tại thị trường Việt Nam, “chân lý” trên chưa được phổ biến. Có nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan.

Tương lai thuộc về LED
Theo tính toán của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, nếu sử dụng đèn LED cho 50% nhu cầu chiếu sáng ở nước Mỹ, mỗi năm quốc gia này sẽ tiết kiệm được 17 Gigawatt điện, tương đương công suất của 17 cụm nhà máy điện hạt nhân!
Đèn LED đã tham gia vào lĩnh vực chiếu sáng công cộng, máy tính, đồng hồ, điện thoại di động, máy ảnh, máy chiếu, xe hơi,… Đặc biệt, với xu hướng phát triển của màn hình tinh thể lỏng (LCD) trong nhóm sản phẩm điện tử: tivi, màn hình máy tính,… dự báo công nghệ chiếu sáng LED sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai với doanh thu vượt trội. Trong một khảo sát năm 2008, thị trường đèn LED đạt 5,1 tỷ USD, trong đó ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng trong điện thoại di động và thiết bị điện tử cầm tay là 43%. Công nghệ LED ứng dụng trong chiếu sáng màn hình và đèn hiệu là 17%. Trong lĩnh vực làm đèn chiếu sáng cho xe hơi, LED chiếm 15%. Samsung là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ LED vào tivi. Trong 70,8 tỷ đèn LED của Samsung xuất xưởng năm 2008, chiếu sáng cho tấm nền LCD khoảng 8 tỷ bóng, chiếm khoảng 11%.
Hãng nghiên cứu thị trường DisplaySearch dự báo tổng lượng đèn LED cho năm 2012 là 167 tỷ bóng, trong đó chiếu sáng cho LCD là 34 tỷ bóng, chiếm 34,7% thị phần toàn cầu về LED.

Đèn LED – Lợi thì có lợi…
Đèn LED có những ưu điểm như tiết kiệm năng lượng tiêu thụ từ 70 – 80% so với loại đèn thông thường. Một bóng đèn LED công suất 5W có thể cho ánh sáng tương đương với một bóng đèn thông thường công suất 20W. Thời gian chiếu sáng của đèn LED trắng trung bình 100.000 giờ (tương đương 35 năm, mỗi ngày hoạt động 8 giờ).
150 chiếc đèn LED Nano đầu tiên đã được sản xuất thành công tại phòng thí nghiệm công nghệ Nano (ĐH Quốc gia TP.HCM) từ năm 2008. Đây là những sản phẩm hoàn chỉnh đầu tiên ứng dụng công nghệ nano do Việt Nam sản xuất. Nhưng sau khi công bố thành công trên với những lời hứa hẹn “có cánh”, đến nay chưa thấy những sản phẩm này xuất hiện trên thị trường.
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm đèn LED là hàng của các cơ sở điện tử trong nước sản xuất, nhưng phần nhiều là nguồn hàng của các cơ sở bên Trung Quốc sản xuất, sau đó được nhập vào thị trường. Hiện nhóm hàng đèn LED chiếu sáng có nhiều thiết kế khác nhau: loại có chuôi như bóng đèn compact, loại có pin sạc gắn trong, loại bóng đèn LED dài như bóng đèn huỳnh quang. Điểm khác biệt của bóng đèn LED là được trang bị từ 30 – 100 bóng LED trên thân bóng tùy theo kích thước. Lượng điện năng tiêu thụ của đèn LED thấp từ 1,5W – 15W do sử dụng mạch chuyển đổi điện xoay chiều từ 160 – 260V. Giá của đèn LED dùng trong chiếu sáng có giá từ 50.000đ – 200.000đ tùy theo kích thước và tên tuổi của nhà sản xuất. Như hàng của Công ty Anh Thái (TP.HCM), loại có chuôi như đèn compact có giá 105.000đ. Còn đèn LED có pin sạc, có giá 80.000đ với thời gian chiếu sáng khi không cắm vào nguồn điện lưới là từ 4 – 6 giờ. Hiện nay, đèn LED tại thị trường Việt Nam chủ yếu phục vụ cho trang trí bảng hiệu công ty, nhà hàng, bảng quảng cáo hơn là chiếu sáng cho sinh hoạt gia đình. Muốn mua đèn LED chiếu sáng, bạn có thể tìm đến chợ Dân Sinh (Q.1, TP.HCM), khu phố Huỳnh Thúc Kháng (Q.1, TP.HCM), chợ Nhật Tảo, Q.10, TP.HCM),… Loại nào cũng có với nhiều mức giá khác nhau.
Dù biết rõ là nó tiết kiệm điện, nhưng chấp nhận đèn LED không phải là chuyện dễ dàng. Ông Anh Vũ (Q.5, TP.HCM) nhận xét: “Tôi có dùng thử đèn LED cho sinh hoạt gia đình, nhưng xem ra không ổn vì ánh sáng không tập trung, gây chói mắt. So với đèn LED thì bóng đèn huỳnh quang có ánh sáng chuẩn hơn”.
Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cho một hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED cao gấp nhiều lần loại đèn thông thường. Nhưng theo ông Phạm Huy Phong, Trưởng ban cố vấn Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM, khẳng định trên báo Đất Việt: Chi phí ban đầu của đèn LED có thể khá cao, song xét về độ bền, tuổi thọ và khả năng tiết kiệm điện thì sử dụng đèn LED vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Bảng so sánh hiệu quả kinh tế giữa đèn huỳnh quang và đèn LED (nguồn tham khảo: Báo Đất Việt).

 

Trường Lưu

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới