Theo Google Ad Planner (công cụ phân tích trực tuyến – GAP), tính đến cuối tháng 8-2010, Việt Nam đã có khoảng 15 tỷ lượt truy cập các trang Web, tăng khoảng 10% so với tháng 7-2010. Các Website thông tin vẫn dẫn đầu lượt người truy cập: Zing, Yahoo, Vietnamnet, dantri,…; tiếp theo là các trang Web âm nhạc, mạng xã hội và các trang thương mại điện tử. Trong nhóm các Website thương mại điện tử, vatgia; enbac; chodientu; rongbay,… vẫn giữ được lượt truy cập và người sử dụng, riêng hai Website quen thuộc: 123mua và 5giay đã sút giảm số lượng so với tháng 7. Các mạng xã hội như: Zing Me, Yume, Facebook, Tamtay,… dù không còn xa lạ với người sử dụng Internet trong nước, nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng từ 10 – 20% lượng sử dụng và truy cập, đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ.
Không quá khó để thấy rằng, việc lượng truy cập tăng không chỉ vì có nhiều sân chơi mạng cho giới trẻ mà điểm quan trọng là đường truyền Internet hiện nay của Việt Nam dồi dào hơn xưa nhiều đã tạo môi trường cho cộng đồng sinh hoạt.

" />
Thứ Sáu ngày 04 tháng 10 năm 2024

Tech MediaOnline

ADSL tăng tốc cùng với cộng đồng mạng

November 05
00:00 2010

ADSL vẫn sống tốt!
Tính đến hết tháng 4-2010, theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), lượng người dùng Internet tại Việt Nam là 25 triệu người (chiếm 29,64% số dân hiện nay). Tổng thuê bao băng rộng ADSL 3,43 triệu. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ chiếm thị phần lớn là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT với khoảng 70%, còn lại là phần của Viettel, FPT Telecom, Saigon Postel,…
Nếu xét về số lượng thuê bao với khoảng thời gian phát triển băng thông rộng tại Việt Nam là 7 năm (năm 2003, ADSL mới có mặt tại thị trường Việt Nam), con số trên còn quá nhỏ. Dù lượng thuê bao ADSL chưa bằng con số thuê bao Internet mobile mà các nhà mạng tự công bố, nhưng công nghệ kết nối này vẫn xác lập thế mạnh của mình so với những công nghệ kết nối băng thông rộng khác hiện có mặt trên thị trường. Cho dù có gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp dịch vụ kết nối băng thông rộng di động – mạng 3G và cáp quang (tên thương mại là FTTH), nhưng ADSL vẫn phát triển với tốc độ bình quân mỗi tháng là 100.000 thuê bao (không phân biệt các gói cước dịch vụ) cũng đủ thấy ADSL vẫn là công nghệ mà nhiều đối tượng sử dụng vẫn tin dùng.


Để cạnh tranh với các dịch vụ khác, nhiều nhà cung cấp ADSL như VNPT, Viettel, FPT,… hiện đang điều chỉnh các gói cước hiện hữu với những ưu đãi về tốc độ truy cập: được nâng lên gấp đôi mà giá gói cước vẫn không đổi. Các gói cước HomeN, E và C của Viettel dành cho cá nhân và gia đình cũng vừa được nâng gấp đôi tốc độ truy cập mà giá cước vẫn giữ nguyên: HomeN – 230.000đ, HomeE – 300.000đ, HomeC – 400.000đ/tháng theo hình thức thuê bao trọn gói. Từ 1-6-2010, các gói cước MegaVNN (VNPT) được giữ mức giá cũ (từ 150.000 đồng – 1,4 triệu đồng/tháng), nhưng tốc độ truy cập đã được nâng lên gấp đôi so với hiện nay. Như gói Mega Basic có tốc độ down 512Kbps nay được tăng lên 1Mbps, gói Mega Easy từ 1,5Mbps lên 3Mbps,… Không chỉ thể hiện ưu thế trên nhiều tiêu chí, trên nền ADSL, các nhà khai thác còn tổ chức nhiều ứng dụng giá trị gia tăng như: truyền hình Internet, mạng riêng ảo, truyền hình hội nghị,…
Trước những ưu thế về công nghệ và sức quảng cáo, đã có lúc nhiều chuyên gia trong nhóm dịch vụ ADSL lo ngại rằng, khi có mạng 3G, dịch vụ Internet mobile và broadband mobile sẽ đẩy ADSL vào ngõ cụt. Nhưng trên thực tế lại không như điều lo ngại. Giám đốc Công ty cổ phần Di động trực tuyến, ông Nguyễn Bá Diệp nhận xét: “Xét trên nhiều góc độ, công nghệ có dây vẫn chiếm nhiều ưu thế hơn công nghệ không dây: tốc độ, tính ổn định, dung lượng và giá cả dịch vụ. Năm bảy năm nữa, Internet mobile mới là đối thủ, còn bây giờ công nghệ di động 3G chỉ là vật cản nhỏ trên đường phát triển của ADSL. Không thể không lo ngại, nhưng cũng đừng quá lo vì ADSL có thế mạnh riêng của nó”.

Cộng đồng mạng phát triển
Cùng với các nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại di động ra sức quảng bá cho dịch vụ Internet mobile, ADSL xứng đáng là thành viên xuất sắc nhất để gia tăng số lượng người truy cập vào các trang Web xã hội.
Trong một phân tích số liệu giữa tháng 9-2010 của nhóm phân tích thông tin thuộc Công ty Dịch vụ Trò chơi trực tuyến Vina (viết tắt là VinaGame) cho thấy sự phát triển mạnh của cộng đồng mạng tại Việt Nam trong hai năm trở lại đây.
Ngoại trừ Website 24h giảm tới 60 triệu lượt trang xem, trong tháng 8-2010, hầu hết các site trong top 10 đều tăng lượng người dùng. Mạng xã hội me.zing đang đứng đầu khi tăng tới 1 triệu người dùng (tương đương 19,6%). Nhóm các Website tin tức và cổng thông tin vẫn chiếm đa số trong top 10 (6/10 site), các site âm nhạc có 2 đại diện, còn lại là mạng xã hội và thương mại điện tử. Ngoại trừ vtc, các cổng thông tin không có nhiều sự suy giảm và đang phát triển ổn định. Hiện tại vtc đang tiếp tục đà giảm từ tháng trước của mình, trong tháng 8, sự sụt giảm này còn lớn hơn khi cổng thông tin này đã mất đi 18 triệu lượt truy cập.


Với các trang tin tức, 24h dù vẫn nằm ở vị trí đứng đầu, nhưng lại có sụt giảm đáng kể: mất 100.000 người dùng và 60 triệu lượt trang xem. Hai trang Web thông tin: 24h vàVnexpress đều giảm 1 hạng so với tháng 7, đang dần thu hẹp khoảng cách với hai vị trí đứng đầu khi liên tục trụ hạng tại vị trí thứ 7 trong 2 tháng qua. Các trang tin chiếm tỷ lệ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 25% lượt xem trong tháng 8.
Có sự tăng trưởng lớn, nhưng thứ hạng của 4 mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam không có sự thay đổi so với tháng 7 dẫn đầu với 6,1 triệu người dùng và 490 triệu lượt xem (tăng 1 triệu người dùng và 40 triệu lượt xem). Nhóm site thương mại điện tử có tăng giảm số lượng người dùng và lượt truy cập, nhưng đây không phải là yếu tố quan trọng vì thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi những trì trệ của nền kinh tế quốc gia đang gặp nhiều khó khăn, cũng như sự chưa tiện dụng của thanh toán trực tuyến.
Bốn công ty kinh doanh các dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam không có sự biến động nào về lượng người dùng trong tháng 8 này, nhưng số lượng lượt trang xem lại có nhiều thay đổi, tăng giảm tùy mạng. VinaGame vẫn duy trì được mức tăng trưởng 7,7% lượt xem (tăng 100 triệu lượt), Yahoo tăng 1,4% PV (tăng 10 triệu lượt), FPT không có sự tăng trưởng nào, VCC giảm 3,4% PV (giảm 20 triệu lượt).
Sự tăng trường nói chung của cộng đồng mạng, không chỉ do ý thức người dùng, có thêm nhiều công cụ, dịch vụ mà chính là do hạ tầng mạng phát triển từ thành phố đến nông thôn. Trong đó công nghệ băng thông rộng ADSL đang chiếm thế thượng phong. Có lẽ, chúng ta cần nhìn ra vấn đề này để mà có lời động viên cho các nhà đang khai thác dịch vụ băng rộng Việt Nam.

Chí Tân

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới