(STS:11.09.2012) Một trong những sự kiện công nghệ lớn nhất hàng năm của Intel là Diễn đàn các nhà phát triển Intel IDF tại thành phố San Francisco (bang California, Hoa Kỳ) sáng 10-9-2012 đã bước vào ngày 0 (ngày chuẩn bị).

" />
Thứ Sáu ngày 19 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

DIỄN ĐÀN CÁC NHÀ PHÁT TRIỂN INTEL IDF SAN FRANCISCO 2012: Ngày 0

September 11
12:15 2012

Trung tâm Moscone San Francisco, nơi diễn ra IDF Mùa Thu 2012.

Năm 2012, Intel có 3 kỳ IDF: Bắc Kinh, Trung Quốc (11 và 12-4); Sao Paulo, Brazil (15-5) và San Francisco (11 tới 13-9-2012).

IDF là một sự kiện có quy mô toàn cầu và kỳ tại San Francisco là lớn nhất. Các nhà phân tích, nhà báo, chuyên gia, đối tác của Intel từ khắp thế giới tụ hội về đây để được là những người đầu tiên biết được thông tin và trải nghiệm thực tế về các khái niệm, công nghệ và sản phẩm mới nhất hay sắp sửa ra đời của Intel.


Năm nay, nhà báo công nghệ Việt Nam dự IDF San Francisco có 2 người: bạn Đoàn Hoàng Sơn thuộc Diễn đàn Tinh Tế và anh Phạm Hồng Phước, Chủ biên Mediazone Group – tạp chí Siêu Thị Số e-magazine.

IDF 2012 tiếp tục được tổ chức tại Trung tâm hội nghị chính của San Francisco là Moscone Convention Center.

Theo truyền thống, ngày 0 của IDF là cơ hội hiếm hoi để giới báo chí và nhà phân tích công nghệ trên toàn cầu được tiếp cận với các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Intel. Họ được giới thiệu công việc bếp núc của các Intel Labs – nơi nghiên cứu và cho ra đời các công nghệ và sản phẩm của Intel, được trực tiếp trao đổi, hỏi han với các nhà kỹ thuật, nhà nghiên cứu của Intel. Ngày này được gọi là Intel Labs Media Day.


Chủ đề chính của ngày 0 IDF 2012 là Intel nhìn về tương lai. Nhà tương lai học Intel (Intel Futurist) Brian David Johnson đã mở đầu bằng việc nói về tương lai điện toán với sức mạnh điện toán ngày càng mạnh hơn trong khi kích thước thiết bị ngày càng nhỏ đi. Johnson đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể đưa sức mạnh điện toán của một chiếc Ultrabook vào trong một chiếc điện thoại di động?” Tất nhiên câu trả lời là có thể. Thậm chí, ông còn đưa ra ý tưởng là “điện toán sẽ di chuyển về mức Zero”, vào năm 2025, các con chip sẽ được thu nhỏ xíu xiu, ít tốn năng lượng hơn, nhưng vẫn có khả năng làm bất cứ tác vụ nào của một chiếc máy tính desktop.


Thật sự là trước nay, sự phát triển của công nghệ điện toán đã đi theo chiều hướng đó. Máy Mainframe khổng lồ ra đời năm 1950; dòng Mini nhỏ hơn có vào năm 1970; máy trạm có hồi năm 1980; PC xuất hiện năm 1990; laptop có vào năm 2000; mobile vào năm 2010; và dòng máy Ubiquitous có ở mọi nơi sẽ ra đời vào năm 2020. Lúc đó, sức mạnh điện toán sẽ được tích hợp trong trong những chiếc đồng hồ, thậm chí trong quần áo. Johnson tuyên bố chắc nịch rằng: “Công nghệ mà chúng tôi đang hình thành hôm nay sẽ chạm tới cuộc sống của mọi người trên hành tinh.”


Sau đó, Johnson đóng vai người dẫn chương trình cho cuộc giao lưu giữa các nhà báo với 6 nhà nghiên cứu của Intel chung quanh cuốn sách Tomorrow Project (Dự án ngày mai) mới xuất bản của Intel. Trong cuốn sách này, các nhà nghiên cứu Intel đã kết hợp với các nhà sáng tác tiểu thuyết khoa học để viết về các sáng kiến nghiên cứu chủ chốt của Intel.

Trong cuộc trình diễn công nghệ Technology Showcase ngay bên cạnh phòng họp, Intel đã giới thiệu một số ứng dụng và công nghệ mới, đặc biệt là dựa trên nền tảng bộ vi xử lý di động Atom.

Đây là hệ thống mua sắm tương tác (interaction shopping) tương lai dựa trên CPU Atom kết hợp các cảm biến cử động, cảm biến nhiệt độ, camera, kết nối Wi-Fi/3G, LAN, màn hình cảm ứng, thông tin trực tiếp và kết nối đám mây.


Nó gồm những thiết bị hình hộp chữ nhật với 2 màn hình cảm ứng, có kết nối network/Internet. Chúng được gắn vào quầy bày hàng hóa, hiển thị hình ảnh, giá cả, thông tin chi tiết về từng mặt hàng, thậm chí khách mua sắm có thể dùng ngón tay lật từng màn hình để xem trên Internet giới thiệu, bình luận, đánh giá ra sao về mặt hàng này. Có một camera để nhận diện và lưu giữ hình ảnh của khách muốn mua hàng. Thông tin về mặt hàng được nhập vào hệ thống bằng công nghệ Micro Digital Signage được quét thông qua một thiết bị như một smartphone.


Công nghệ Situational Sensitive Communication (liên lạc cảm nhận tình huống) có thể thay đổi cách con người tiếp xúc với nhau bằng cách sử dụng công nghệ có khả năng suy luận các hoạt động và các tương tác xã hội thông qua một loạt các khả năng cảm nhận cứng và mềm kềt hợp với các thuật toán. Tại IDF 2012, Intel Labs tích hợp công nghệ này trên chiếc smartphone Intel Xolo chạy CPU Atom.

Margie Morris, nhà tâm lý học lâm sàng và nhà khoa học nghiên cứu, giải thích về giải pháp “Cảm xúc thông qua hình ảnh” (Emotion through Images) khám phá các mối giao thiệp cảm xúc mà người ta có với các hình ảnh và tiềm năng của hình ảnh trong việc thúc đẩy các trao đổi giàu cảm xúc giữa con người với nhau.


Lama Nachman, nhà khoa học nghiên cứu của Intel, giới thiệu về “Hoạt động Nhận thức Xã hội” (Socially Aware Activity) cho thấy cách Intel Labs sử dụng công nghệ để phát hiện các sở thích của người dùng với tư cách cá nhân và một thành viên của nhóm dựa trên việc quan sát hoạt động của người dùng thống qua công nghệ nhận thức ngữ cảnh.

Một nhà báo nữ rất trẻ của Hong Kong đang tác nghiệp tại IDF 2012.

PHP

(Tại IDF San Francisco 10-9-2012)

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới