Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

TikTok ra mắt Hội đồng Cố vấn An toàn Châu Á – Thái Bình Dương

TikTok ra mắt Hội đồng Cố vấn An toàn Châu Á – Thái Bình Dương
September 22
16:50 2020

TikTok, nền tảng video dạng ngắn, vừa giới thiệu Hội đồng Cố vấn An toàn Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong nỗ lực tăng cường cam kết về độ tin cậy và tính an toàn của nền tảng. Thành viên của Hội đồng cố vấn này bao gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý cùng cơ quan quản lý và học giả từ khắp khu vực, sẽ đưa ra lời khuyên về các chính sách kiểm duyệt nội dung cũng như các vấn đề liên quan đến độ tin cậy và tính an toàn dành riêng cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Được thành lập với mục đích đưa ra những quan điểm thẳng thắn, trực diện về các chính sách cũng như các hoạt động của TikTok, Hội đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các vấn đề ảnh hưởng đến nền tảng và người dùng TikTok, đồng thời phát triển các chiến lược để giải quyết những thách thức này.

Arjun Narayan, Giám đốc Phòng Tín nhiệm và An toàn Châu Á – Thái Bình Dương của TikTok, cho biết: “TikTok đang thực hiện một bước tiến chiến lược trong việc cải thiện các chính sách và quy trình của mình thông qua việc thành lập Hội đồng Cố vấn An toàn APAC. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục mở rộng Hội đồng trong tương lai, với sự tham gia của nhiều đại diện đến từ các thị trường khác nhau trong khu vực.”

(Ảnh: Internet. Thanks.)

7 thành viên đầu tiên của Hội đồng Cố vấn An toàn APAC của TikTok gồm:

  • Bà Jehan Ara, Hiệp hội Kỹ sư phần mềm Pakistan về CNTT & ITES và The Nest i/o, đến từ Pakistan: một chuyên gia được đánh giá cao trong lĩnh vực CNTT với nhiều kiến thức chuyên môn về các vấn đề liên quan đến nội dung số.
  • Ông Amitabh Kumar, Nhà sáng lập Social Media Matters, đến từ Ấn Độ: được biết đến với những sáng kiến nổi bật cho các chiến dịch trên mạng xã hội cũng như các chương trình an toàn kỹ thuật số tập trung vào sự nhạy cảm giới, quyền kỹ thuật số và an toàn môi trường trực tuyến.
  • Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD), hoạt động vì quyền lợi của các nhóm đối tượng thiểu số, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụ nữ và người khuyết tật.
  • Tiến sĩ Yuhyun Park, Viện DQ, đến từ Singapore: một chuyên gia nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, cùng khả năng đáp ứng linh hoạt trong lĩnh vực kỹ thuật số.
  • Giáo sư Akira Sakamoto, Đại học Ochanomizu, đến từ Nhật Bản: chuyên gia về sự giao thoa, tích hợp giữa truyền thông và kỹ thuật số.
  • Giáo sư Seungwoo Son, Đại học Chung-Ang, đến từ Hàn Quốc: một chuyên gia nổi tiếng về luật sở hữu trí tuệ và luật an ninh mạng, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến bôi nhọ, khiêu dâm và sai lệch thông tin.
  • Bà Anita Wahid, Gusdurian Network Indonesia và MAFINDO (Hiệp hội Chống lừa đảo Indonesia), đến từ Indonesia: một nhà hoạt động nhân quyền và chống lừa đảo, với nhiều kiến thức chuyên môn về các vấn đề an toàn cho trẻ em và bình đẳng tôn giáo.

Bà Nguyễn Phương Linh chia sẻ: “Với việc thành lập một hội đồng như thế này, tôi tin rằng TikTok đang rất quyết tâm và nghiêm túc xây dựng các chính sách củng cố độ tin cậy và bảo đảm an toàn cho người dùng trên nền tảng của họ.”

Hội đồng sẽ họp mặt hàng quý để thảo luận về các vấn đề quan trọng, bao gồm các vấn đề về an ninh trực tuyến, an toàn cho trẻ em, kiến thức kỹ thuật số, sức khỏe tinh thần và nhân quyền. Các thành viên hội đồng sẽ cập nhật thông tin từ quá trình quan sát thị trường của mình và đưa ra các đề xuất liên quan đến các vấn đề được thảo luận, sau đó TikTok sẽ xem xét áp dụng vào các chính sách Tin cậy và An toàn của nền tảng.

TikTok hiện nay hoạt động ở hơn 150 quốc gia và khu vực với 75 ngôn ngữ.

MEDIAONLINE

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới