Thứ Bảy ngày 20 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

Được khấu trừ thuế khi làm từ thiện, đóng góp xã hội

Được khấu trừ thuế khi làm từ thiện, đóng góp xã hội
November 22
20:17 2020

Có bạn hỏi A Phủ sao không tìm hiểu coi các nhà tài trợ bạc tỷ cho các sự kiện văn hóa, thể thao như thi hoa hậu, giải đấu,… có ủng hộ các chương trình quyên góp từ thiện không? A Phủ nghĩ rằng đây là 2 chuyện khác nhau.

Việc tài trợ là hoạt động kinh doanh (quảng cáo) của doanh nghiệp. Còn ủng hộ các quỹ nhân đạo là hoạt động từ thiện, có nói một cách vĩ mô thì là hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility) thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng mà họ kinh doanh. Tất nhiên việc làm từ thiện cũng có ý nghĩa nhất định về quảng bá, làm thương hiệu.

Tất nhiên, doanh nghiệp vừa có tầm, vừa có tâm thì hình ảnh và thương hiệu càng lung linh xinh xắn hơn. Và điều này thường thấy ở các doanh nhân chính hiệu.

Việc tìm hiểu, so sánh chi chi đó là quyền của mọi người, có thể thỏa trí tò mò, và các số liệu có lẽ đầy trên mạng. Chỉ xin đừng “nâng tầm quan điểm” kẻo nó sai sai sao đó.

Thi bikini trong đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2020 (20-11-2020) tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM). Ảnh: Internet. Thanks.

Nhân tiện, theo thông lệ quốc tế, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo đều có thể được xem xét khấu trừ thuế.

Chẳng hạn như ở Việt Nam, căn cứ Đểm a Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15-8-2013, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

Và để được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân như thế, các khoản đóng góp phải có chứng từ của các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP (từ ngày 15-1-2020 được thay thế bởi Nghị định 93/2019/NĐ-CP) và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ. Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

Như vậy, nếu chuyển tiền cho cá nhân, tổ chức mà không phải là quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định trên thì không được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.

Còn đối với doanh nghiệp, khoản chi cho hoạt động từ thiện (như giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai,…) được coi là chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Tác giả Châu Thanh giải thích trên Thư viện Pháp luật Việt Nam: Về nguyên tắc, các khoản chi vì mục đích tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu khoản chi cho đúng đối tượng và có đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định tại Tiết a, Tiết b Điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

P.H.P.

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới