Thứ Năm ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Nguyệt thực toàn phần đêm thứ Tư 8-10-2014 sẽ là một hiện tượng vũ trụ cực hiếm

October 07
07:22 2014

Total_Lunar_Eclipse-2

 

 

(STS:07.10.2014) Trang web Space chuyên về không gian ngày 5-10-2014 cho biết hiện tượng nguyệt thực toàn phần đêm thứ Tư 8-10-2014 (tức rằm tháng 9 âm lịch) sẽ là một hiện tượng vũ trụ cực kỳ hiếm có.

Đó là người quan sát dưới đất sẽ được nhìn thấy mặt trăng bị che khuất hoàn toàn cùng một lúc với cảnh mặt trời mọc. Hiện tượng này được gọi là “selenelion” (thiên thực ngang) mà khoa địa lý thiên thể (celestial geometry) nói rằng về lý thuyết nó không thể xảy ra.

Thật vậy, trong hiện tượng nguyệt thực, mặt trời và mặt trăng cách nhau chính xác 180 độ trên bầu trời. Trong sự gióng hàng tuyệt hảo như vậy (mà thiên văn học gọi là ngày sóc vọng – syzygy), việc nhìn thấy cùng một lúc 2 hiện tượng đó dường như là “bất khả thi”. May mắn là nhờ bầu khí quyển của Trái đất, hình ảnh của cả mặt trời và mặt trăng được nổi lên trên đường chân trời qua hiện tượng khúc xạ khí quyển. Nó cho phép người ở trên Trái đất có thể nhìn thấy mặt trời thêm nhiều phút trước khi nó thật sự mọc và mặt trăng thêm nhiều phút trước khi nó thật sự lặn.

 

PHẠM HỒNG PHƯỚC

+ Nguồn ảnh: Internet, Thanks.

 

Geometry_of_a_Lunar_Eclipseg

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới