Thứ Bảy ngày 20 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

Hội thảo quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật Tính toán lần 3 (ICCSE-3)

Hội thảo quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật Tính toán lần 3 (ICCSE-3)
November 28
21:21 2016

iccse-3

Hội thảo Quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật Tính toán lần 3 (ICCSE-3, The Third International Conference on Computational Science and Engineering) là sự kiện nổi bật trong năm được Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM bảo trợ, do Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán (ICST) tổ chức diễn ra trong hai ngày 28 và 29-11-2016 tại Khách sạn Victory, TP.HCM.

 161128-iccse3-hcm-4_resize2

Tham dự Hội thảo ICCSE-3 có gần 200 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, giảng viên, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp các ngành công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; các chuyên gia, diễn giả lĩnh vực khoa học liên quan đến tính toán trong nước và quốc tế như Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,…

Phát biểu trong buổi khai mạc hội thảo sáng 28-11-2016, Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, cho biết: “Hội thảo ICCSE-3 sẽ tiếp tục là cơ hội để các nhà khoa học, và các nhà nghiên cứu tính toán chia sẻ kinh nghiệm và các cơ hội nghiên cứu thực tế, mang lại lợi ích cho xã hội và tiếp nối các thành tựu của khoa học và công nghệ tính toán trên toàn thế giới.”

161128-iccse3-hcm-1_resize

Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

Hội thảo ICCSE hoạt động định kỳ 2 năm một lần được sáng lập và tổ chức lần đầu vào năm 2011. ICCSE-1 (2011) được tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM với 58 diễn giả, tác giả tham dự. ICCSE-2 (2014) với riêng diễn giả tầm cỡ quốc tế đến tham dự hội thảo đã lên đến 54 người, đến từ Bắc Mỹ (Canada, Mỹ), Châu Âu (Bỉ, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh) và Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam).

161128-iccse3-hcm-5_resize

161128-iccse3-hcm-6_resize

161128-iccse3-hcm-7_resize

Hội thảo ICCSE-3 (2016) có sự tham dự của những nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trên thế giới trong các lĩnh vực Lý sinh học và Y học tính toán, Hóa học tính toán, Vật liệu nano, Toán học ứng dụng, và Khoa học tính toán môi trường. Họ giới thiệu về những thành tựu và nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực của mình. Ngoài các bài tham luận, Hội thảo năm nay còn có triển lãm 65 poster của các tác giả trong và ngoài nước.

Ban tổ chức cho biết: Hội thảo mong muốn mang đến những chia sẻ và công bố mới nhất trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ có chuyên gia tham dự. Từ đó, mở ra những cơ hội hợp tác nghiên cứu và phát triển cho những công nghệ mới trong tương lai như: thiết kế dược phẩm, pin quang điện, mô hình hóa môi trường, dự báo tác động biến đổi khí hậu và nhiều lĩnh vực khác.

Ngoài ra, hội thảo kỳ vọng sẽ đẩy mạnh giao lưu, hợp tác và phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng tính toán trong và ngoài nước, khuyến khích, thu hút đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ nói chung và lĩnh vực tính toán nói riêng, nhằm hướng tới một nền khoa học hiện đại, có định hướng ứng dụng cao.

MEDIA ONLINE

+ Thông tin và hình ảnh do Hội Tin học TP.HCM cung cấp.

Các diễn giả chính của Hội thảo ICCSE – 3

Các diễn giả chính gồm có:

Giáo sư Devarajan Thirumalai, Giám đốc Chương trình Lý – Sinh, Đại học Maryland (Mỹ); Giải thưởng Nghiên cứu Humboldt và nhiều giải thưởng khác về thành tựu nghiên cứu lĩnh vực Lý – Sinh.

161128-iccse3-hcm-3_resize

Giáo sư Devarajan Thirumalai

Qua bài giảng Thiết kế các nguyên tắc chi phối sự vận động của các động cơ myosin, Giáo sư Devarajan Thirumalai trình bày lý thuyết mô tả các hiện tượng Myosin V, protein động cơ hai đầu và là thành viên của siêu họ myosin, chở hàng tế bào bằng cách di chuyển kiểu tay chuyền tay trên sợi actin. Cạnh tranh giữa các thay đổi cấu trúc được điều khiển bởi ATD ở phía đầu động cơ và áp lực do bị nén dẫn đến sự đa dạng của động lực học chuyển bước: động cơ có thể tiến, lùi, hoặc dậm chân tại chỗ khi một đầu của nó tách ra và tái gắn lại ở cùng một chỗ. Lý thuyết này phù hợp một cách định lượng với nhiều thí nghiêm đơn phân tử. Lý thuyết chỉ ra các nguyên tắc thiết kế hóa học và cấu trúc chi phối chức năng ốn định của động cơ, đồng thời cho thấy cách công nghệ sinh học có thể làm thay đổi động lực học của nó. Các kết quả lý thuyết sẽ được bổ sung bằng mô phỏng để làm rõ vai trò của nội động lực của miền động cơ trong sự vận động.

– Giáo sư Levent Kavvas, người được phong hàm Distinguished Professor (cấp bậc giáo sư cao nhất trong hệ thống đại học Mỹ) Gerald and Lillian Orlob, Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, Đại học California-Davis (Mỹ). Những đóng góp to lớn về sự nghiệp và khoa học của ông trong ba thập kỷ qua chủ yếu là trong lĩnh vực thủy văn và khí tượng thủy văn. Ông là đồng tác giả của Bách khoa Toàn thư Khoa học Hệ thống Trái Đất, đồng thời là đồng biên tập của cuốn sách “Sơ đồ Chuyển hóa Đất – Thực vật – Khí quyển và Mô hình Thủy văn Quy mô lớn” được xuất bản bởi Liên đoàn Quốc tế về Khoa học Thủy văn (IAHS).

levent-kavvas

Giáo sư Levent Kavvas

Trong hội thảo lần này, Giáo sư Levent Kavvas trình bày bài giảng về Mô hình tích hợp thủy văn và khí quyển cho phạm vi lưu vực sông nhằm ứng dụng cho các lưu vực không có hoặc thiếu dữ liệu. Nghiên cứu này mô tả mô hình hệ thống toàn cầu áp dụng cho các lưu vực sông có diện tích khác nhau với sự tích hợp các quá trình vận chuyển của khí quyển ở lớp biên, lớp gần bề mặt đất với các quá trình thủy văn và nước ngầm; sự tương tác của các quá trình khác nhau này trong hệ thống toàn cầu lên các lưu vực sông, và phương pháp để mô hình nó; những khó khăn cơ bản do tính phi tuyến và tỉ lệ không gian từ phương trình bảo toàn và tính không đồng nhất của hệ thống, đề xuất cơ sở lý thuyết. Phương pháp mô hình được đề xuất rất hữu ích cho các lưu vực với địa hình và thảm thực vật phức hợp, bởi vì các thành phần của mô hình thủy văn được dựa trên mô phỏng của phương trình và tham số thủy văn cho lưới tính toán lưu vực sông. Cuối cùng, những ứng dụng thực tế của phương pháp mô hình cho những lưu vực không có hoặc thiếu số liệu thực đo cũng được trình bày.

– Giáo sư Ming-Chang Lin, Giám đốc Trung tâm Khoa học Phân tử Liên ngành, Giáo sư Xuất sắc tại Trường Đại học Giao thông Quốc gia Đài Loan. Ông là tác giả/đồng tác giả của hơn 580 bài báo về laser hóa học, ứng dụng của laser trong việc nghiên cứu động lực học và động học phản ứng, hóa học về sự cháy, hóa học về quá trình đẩy động lực của nhiên liệu tên lửa, các phản ứng trên bề mặt chất rắn/xúc tác và nhiều ứng dụng mới của vật liệu nano trong pin nhiên liệu loại SOFC và sự chuyển hóa năng lượng mặt trời.

ming-chang-lin

Giáo sư Ming-Chang Lin

Những ví dụ chọn lọc về sự hữu ích và tính hiệu quả của mô phỏng hóa học lượng tử  trong việc làm rõ cơ chế phản ứng phức tạp về quá trình đốt cháy, quá trình đẩy phản lực của nhiên liệu và các hệ phân tách nước bằng năng lượng mặt trời. Cụ thể là động học và cơ chế của quá trình tạo thành hợp chất nitrogen oxide từ việc đốt cháy hydrocarbon, phản ứng khởi đầu trong quá trình đẩy phản lực của ammonium perchlorate và tác dụng của việc pha trộn kim loại vào các hạt nano TiO2 để tăng hiệu quả phân tách nước sẽ được thảo luận chi tiết dựa trên kết quả thu được từ các tính toán hóa lượng tử hiện đại và cũng như việc so sánh với các dữ liệu thực nghiệm. Các thông tin này đã được ông trình bày tại Hội thảo với bài giảng Vai trò của hóa lượng tử trong mô phỏng các quá trình hóa học phức tạp, ứng dụng cho quá trình đốt cháy nhiên liệu đến phản ứng phân tách nước.

 

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới