Thứ Ba ngày 16 tháng 4 năm 2024

Tech MediaOnline

Chủ tịch của Huawei lên tiếng về lệnh cấm bán thiết bị Huawei ở Mỹ và một số nước

Chủ tịch của Huawei lên tiếng về lệnh cấm bán thiết bị Huawei ở Mỹ và một số nước
December 19
10:43 2018


Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei (Hoa Vĩ) một lần nữa đang trở thành tâm điểm trong ngành công nghệ thế giới với việc Giám đốc Tài chính CFO kiêm Phó Chủ tịch Huawei, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), bị nhà chức trách Canada bắt giữ ngày 1-12-2018 khi đang quá cảnh tại Canada để bay sang Mexico. Người con gái 46 tuổi của ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), nhà sáng lập Huawei, bị bắt theo yêu cầu của Mỹ để tiếp tục điều tra về cáo buộc Huawei vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu và các lệnh trừng phạt về bán công nghệ cho các nước thuộc danh sách trừng phạt của Mỹ, cụ thể là chuyện làm ăn giữa Huawei và Iran. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ với Canada và Mỹ, và cũng đã trả đũa bằng cách ngày 10-12-2018 cho bắt giữ 2 công dân Canada đang làm việc tại Trung Quốc là doanh nhân Michael Spavor và cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig với lý do bị nghi ngờ tham gia vào các hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Ngày 11-12-2018, Tòa án Tối cao quận British Columbia ở Vancouver đã cho phép bà Mạnh tại ngoại với số tiền bảo lãnh 10 triệu đôla Canada (tương đương gần 7,5 triệu USD), bao gồm cả tài sản bảo đảm và tiền mặt. Bà Mạnh chấp nhận giao nộp toàn bộ hộ chiếu và sống tại một trong những ngôi nhà của mình ở Vancouver, đồng thời phải đeo một vòng định vị ở mắt cá chân và chi trả tiền giám sát an ninh 24/24 cho phía Canada. Dự kiến, ngày 6-2-2019, bà Mạnh sẽ phải ra tòa án Canada. Trong khi đó Mỹ đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh để xét xử các cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp đặt lên Iran. Mức án tối đa cho mỗi tội danh có thể lên đến 30 năm tù. Theo giới chuyên môn, quá trình xem xét đề nghị dẫn độ có thể kéo dài đến một năm hay lâu hơn.

Bà Mạnh Vãn Châu với sự hộ tống của một nhân viên an ninh tới văn phòng bảo lãnh (parole office) tại Vancouver (Canada) ngày 12-12-2018. Bà vừa được tạm tha ngày 11-12 sau 10 ngày bị tạm giữ. (Huawei chief financial officer Meng Wanzhou, arrives at a parole office with a security guard in Vancouver on Dec. 12.  (Darryl Dyck / THE CANADIAN PRESS)

Vụ bắt giữ CFO Huawei làm nóng thêm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ngay trong thời gian nhà lãnh đạo hai nước đã đồng ý có 90 ngày “đình chiến” để tiếp tục thương thảo với nhau.

Trong những năm qua, Mỹ và một số nước đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm của Huawei, đặc biệt là thiết bị mạng và viễn thông, vì lý do tình nghi có thể chứa các yếu tố gián điệp công nghệ cao gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

Chính phủ Mỹ cấm bán thiết bị của hai công ty Trung Quốc ZTE và Huawei. (Ảnh: Internet. Thanks.)

MediaOnline vừa nhận được từ Huawei Việt Nam bản dịch bản tin ông Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, đã lên tiếng về việc Huawei bị cấm này. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu ở đây cho bạn đọc tham khảo.

Ông Ken Hu trong cuộc họp báo tại Thâm Quyến ngày 18-12-2018. (Ảnh do Huawei cung cấp)

“Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu kêu gọi các chính phủ ban hành lệnh cấm đối với thiết bị Trung Quốc đưa ra bằng chứng về các mối đe dọa an ninh bị cáo buộc, và cung cấp các kênh liên lạc để Huawei có thể hành động, nhưng lưu ý rằng nhiều quốc gia không làm như vậy.

Ông Ken Hu nhấn mạnh: Khi nói đến vấn đề bảo mật, chúng ta cần phải để sự thật tự nói lên, hồ sơ về vấn đề bảo mật của Huawei là sạch sẽ (Huawei’s record on security is clean). Trong hơn 30 năm qua, công ty chưa bao giờ gặp sự cố an ninh mạng nghiêm trọng hoặc được thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thiết bị của Huawei là một mối đe dọa bảo mật. “Chúng tôi có một thành tích quá khứ đáng tin cậy (solid track record)”, ông Ken Hu tuyên bố trong một cuộc họp báo được tổ chức tại trụ sở chính của công ty ở Thâm Quyến ngày 18-12-2018.

Chủ tịch luân phiên Huawei cho biết thêm, công ty nhận thức sâu sắc rằng họ phải chủ động, tích cực hợp tác với chính phủ, cộng đồng địa phương và khách hàng của mình, và chia sẻ: “Đây là những gì chúng tôi đã và đang làm, và chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước bổ sung nhiều hơn so với các công ty khác trong ngành. Chúng tôi sẽ không thư giãn. Khi công nghệ trở nên phức tạp hơn và các hệ thống mạng lưới trở nên mở hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư vào các nỗ lực liên quan đến bảo mật.”

Chẳng hạn, Huawei có kế hoạch ra mắt một trung tâm bảo mật tại Brussels (Bỉ) vào quý 1-2019 như một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm mở rộng hợp tác với các chính phủ khác trên thế giới, như Canada và Vương quốc Anh.

Ngoài ra, công ty sẽ đầu tư 2 tỷ USD trong 5 năm tới để cải thiện các quy trình kỹ thuật phần mềm để chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Tăng trưởng mạnh mẽ

Ông Hu lưu ý rằng bất chấp những nỗ lực (của ai đó) nhằm tạo ra nỗi sợ hãi về Huawei, “nhưng các khách hàng của chúng tôi vẫn tiếp tục tin tưởng chúng tôi và làm việc với chúng tôi. Tôi biết ơn vì sự hỗ trợ của họ”.

Ba nhóm kinh doanh của công ty, ông nói, tất cả đều có sự tăng trưởng kinh doanh tốt trong năm 2018, mà ông đã thốt lên là rất khó khăn. Công ty đang nhắm mục tiêu kỷ lục 100 tỷ USD tổng doanh thu trong năm nay. Công ty hiện đã có hơn 25 hợp đồng 5G thương mại và cung cấp hơn 10.000 trạm gốc 5G.

Ông Hu nói rằng ông không ở vào một vị trí để có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ bắt giữ CFO Meng Wanzhou ở Canada vì nghi ngờ vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại vì đây là một vụ việc đang được xử lý, nhưng nhắc lại công ty tự tin vào các biện pháp tuân thủ thương mại của mình, cùng với các hệ thống tư pháp ở Canada và Mỹ.

Chủ tịch Huawei nói rằng: Vụ việc này cũng không gây tác động đến các kế hoạch đi lại (ở nước ngoài) của các giám đốc điều hành công ty.

Minh bạch

Ông Ken Hu nói về trung tâm của sự chú ý khác khi Huawei không phải là một công ty đại chúng, lưu ý “rằng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không thể đạt được mức độ minh bạch tương tự. Chúng tôi đã làm rất nhiều nỗ lực và sẽ làm nhiều hơn nữa. Chúng tôi là một công ty tư nhân thuộc sở hữu của nhân viên.”

Khi được hỏi về hoạt động kinh doanh hạn chế ở Mỹ, Ken Hucho rằng đây là một trong những thị trường viễn thông lớn nhất thế giới, vì vậy, “chúng tôi không thể nói rằng điều đó không quan trọng đối với Huawei. Nhưng chính phủ Mỹ đã làm cho thị trường này khó khăn và hạn chế các cơ hội.”

Ông Ken Hu cũng nói ra một thực tế là việc thiếu vắng các thiết bị của Trung Quốc với giá cạnh tranh trên thị trường Mỹ sẽ khiến cho người dùng cuối ở đó phải trả chi phí cao hơn.

Bạn có thể đọc thông tin gốc bằng tiếng Anh tại đây.

MEDIAONLINE