Tương lai của điện toán nằm ở những trải nghiệm người dùng phong phú, phù hợp với từng hoàn cảnh. Ông Justin Rattner, Phó Chủ tịch, Giám đốc Phòng thí nghiệm Intel (Intel Labs) kiêm Giám đốc Công nghệ của Intel, đã chia sẻ như vậy tại Diễn đàn Nhà phát triển Intel (IDF) 2010 tại San Francisco (Mỹ) vừa qua.
Ông Rattner đã mô tả cách năng lực nhận biết hoàn cảnh có thể làm thay đổi triệt để bản chất của cách chúng ta tương tác và sử dụng thiết bị thông tin cũng như các dịch vụ mà những thiết bị đó cung cấp. Khi các thiết bị điện toán ngày càng có sức mạnh xử lý mạnh mẽ hơn, năng lực kết nối cải thiện hơn cùng các năng lực cảm biến đột phá, các nhà nghiên cứu của Intel cũng đang tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm người dùng “nhận biết hoàn cảnh” mới. Các thiết bị nhận biết hoàn cảnh sẽ dự báo nhu cầu của bạn, tư vấn cho bạn và hướng dẫn bạn trong suốt cả ngày giống như một trợ lý cá nhân hơn là một chiếc máy tính thông thường. Điện toán “nhận biết hoàn cảnh”, thông qua sự kết hợp giữa các cảm biến cứng và mềm, sẽ mở ra những cơ hội mới cho các nhà phát triển để tạo ra những sản phẩm thế hệ tiếp theo trên nền tảng Intel.

" />
Thứ Năm ngày 28 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

Tương lai điện toán nằmở những trải nghiệm người dùng tương tác với công nghệ

November 05
00:00 2010

Ông Rattner cho biết: điện toán “nhận biết hoàn cảnh” khác về căn bản so với những ứng dụng điện toán đơn giản sử dụng cảm biến mà chúng ta thấy hiện nay. “Các tọa độ GPS và hướng kim la bàn không giúp chiếc điện thoại thông minh của tôi hiểu gì về tôi,” ông Rattner nói. “Hãy hình dung một thiết bị sử dụng các loại cảm biến đa dạng để xác định bạn đang làm gì vào thời điểm hiện tại, từ việc bạn đang ngủ trên giường tới việc đang chạy bộ bên ngoài cùng bạn bè. Bằng cách kết hợp các thông tin cảm biến “cứng” như là vị trí hiện tại của bạn và những điều kiện xung quanh, với những thông tin cảm biến “mềm” như là lịch làm việc, mạng xã hội và những sở thích trước đây của bạn, các thiết bị tương lai sẽ có thể tìm hiểu ngay lập tức bạn là ai, bạn sống, làm việc và vui chơi như thế nào. Khi mà các thiết bị của bạn hiểu về cuộc sống của bạn, chúng có thể bắt đầu dự đoán về những nhu cầu của bạn. Hãy hình dung về việc chiếc máy tính có thể gợi ý bạn nên ra khỏi nhà sớm hơn 10 phút để đến một cuộc hẹn sắp tới do tình trạng giao thông tắc nghẽn hiện đang xảy ra trên tuyến đường đi làm của bạn. Hãy nghĩ về một thiết bị điều khiển từ xa “nhận biết hoàn cảnh” có thể nhận ra ngay lập tức ai đang cầm chiếc điều khiển đó và tự động lựa chọn những nội dung người đó ưa thích trên chiếc TV thông minh. Tất cả những điều đó nghe giống như là câu chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng đó chính là hứa hẹn của điện toán “nhận biết hoàn cảnh” và giờ đây chúng tôi đã có thể trình diễn rất nhiều những điều đó trong phòng thí nghiệm”.
Để minh chứng cho khái niệm điện toán “nhận biết hoàn cảnh”, ông Tim Jarrell, Phó chủ tịch và là người sáng lập Công ty Du lịch Fodor’s Travel đã trình diễn về thiết bị thử nghiệm Hỗ trợ du lịch cá nhân (Personal Vacation Assistant – PVA) của Công ty Fodor chạy trên một thiết bị Internet di động và là sản phẩm hợp tác thiết kế cùng với Intel. Thiết bị PVA sử dụng các nguồn thông tin về hoàn cảnh đa dạng như các sở thích du lịch cá nhân, các hoạt động trước đây, địa điểm hiện tại và lịch cá nhân để đưa ra những gợi ý du lịch ở thời điểm thực tế cho những người đang đi du lịch. Thiết bị PVA thậm chí có thể tạo ra (theo yêu cầu của người dùng) một trang nhật ký (blog) du lịch với các bức ảnh và video có chú thích về các địa điểm được ghé thăm trong chuyến đi.
Việc thiết kế một trải nghiệm người dùng hấp dẫn đòi hỏi kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về hành vi và sở thích của người dùng. Bà Genevieve Bell, lãnh đạo cấp cao kiêm Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu về Tương tác và Trải nghiệm của Intel Labs, nói rằng: “Việc ứng dụng hoàn cảnh một cách ngẫu nhiên có thể dễ dàng dẫn đến một trải nghiệm tồi tệ. Điều quan trọng để việc nhận biết hoàn cảnh có hiệu quả là những thiết kế phải hướng tới con người, và đối với chúng tôi, điều đó bắt đầu từ việc xác định con người yêu thích cái gì?”.
Thông qua dự án Human Brain, mục tiêu của Intel là cho phép con người, đến một ngày nào đó, có thể sử dụng suy nghĩ của họ để tương tác trực tiếp với máy tính và các thiết bị di động. Trong một dự án hợp tác với 2 trường đại học Carnegie Mellon và Pittsburgh, Intel Labs đang nghiên cứu về những điều có thể được ngoại suy từ trạng thái nhận thức của con người dựa trên các hình mẫu về hoạt động thần kinh của họ.

B.Đ
Chuyên trang Intel Kết Nối – Intel Connecting được thực hiện với sự hợp tác của Intel Việt Nam. Bạn đọc có thắc mắc về các sản phẩm của Intel, cũng như máy tính nói chung, hoặc có những chia sẻ với Intel, xin vui lòng gửi về địa chỉ sieuthisovn@gmail.com với Subject: Intel Ket Noi. Chân thành cảm ơn.

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới