Thứ Sáu ngày 29 tháng 3 năm 2024

Tech MediaOnline

84% lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á tin tưởng vào kỹ thuật số

84% lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á tin tưởng vào kỹ thuật số
January 18
08:21 2017

Nghiên cứu về chuyển đổi lên kỹ thuật số (digital transformation) của Microsoft Châu Á chỉ ra rằng các lãnh đạo doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á đang nắm bắt Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Đông Nam Á đang chỉ ra sự cấp thiết cần nắm bắt cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. 84% trong số họ tin rằng họ cần chuyển đổi lên doanh nghiệp số để có thể tăng trưởng và 83% đồng ý rằng có tầm nhìn về dữ liệu mới có thể dẫn dắt dòng doanh thu mới cho tổ chức của mình. Đây là những điểm chủ chốt trong bản báo cáo Nghiên cứu về chuyển đổi Kỹ thuật số của Microsoft Châu Á, một nghiên cứu về nắm bắt kỷ nguyên kỹ thuật số của các lãnh đạo.

Những tiến bộ công nghệ đã mở ra cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nơi mà các công nghệ tiên tiến như Internet của Vạn vật (Internet of Things, IOT), trí thông minh nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu tiên tiến, và thực tế ảo kết hợp (merged reality) được hỗ trợ bởi điện toán đám mây để tạo ra khả năng vô hạn trong việc chuyển đổi phương thức sống, làm việc và giải trí. Cuộc cách mạng cùng sự đô thị hóa nhanh chóng, lực lượng lao động thế kỷ mới và môi trường kinh tế toàn cầu đã mở ra những thay đổi xã hội và kinh tế với tốc độ chưa từng có.

Nghiên cứu về chuyển đổi Kỹ thuật số của Microsoft Châu Á đã khảo sát 572 lãnh đạo thuộc khu vực Đông Nam Á, và tất cả họ đều tham dự vào các chiến lược kỹ thuật số của doanh nghiệp.

Dù phần lớn lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu cấp thiết của chuyển đổi kỹ thuật số để giải quyết môi trường kinh doanh thay đổi, nghiên cứu vẫn cho thấy rằng hành trình chuyển đổi các tổ chức khu vực Đông Nam Á đang còn ở giai đoạn sơ khai. Thực tế, chỉ có 31% các lãnh đạo doanh nghiệp có một chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số đầy đủ và chỉ 47% đang trong hành trình đưa sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số cụ thể cho các phòng ban được lựa chọn của họ. Khoảng 22% có rất ít hoặc chưa có chiến lược chuyển đổi.

Ông Vũ Minh Trí.

Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, chia sẻ: “Nghiên cứu về chuyển đổi Kỹ thuật số của Microsoft Châu Á chỉ ra rằng các lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu hành động hướng đến nhu cầu cần chuyển đổi kỹ thuật số để xử lý các thách thức và cơ hội của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở khu vực. Kinh nghiệm từ cuộc cách mạng trước đã chỉ ra rằng các tổ chức thuộc mọi ngành công nghiệp nếu không phát triển đủ nhanh sẽ ít cạnh tranh hoặc thậm chí lỗi thời khi họ phải đối mặt với sự gián đoạn. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức thuộc mọi quy mô kỹ thuật số chuyển mình theo xu thế để có thể phù hợp. Tại Microsoft, chúng tôi tin rằng cần chuyển đổi bốn trụ cột chính: trao quyền cho nhân viên, hấp dẫn khách hàng, tối ưu hóa hoạt động và chuyển đổi bằng các sản phẩm, dịch vụ hoặc các mô hình kinh doanh mới. Dữ liệu và đám mây chính là bộ kích hoạt cho các trụ cột này.”

Hoạch định rõ ưu tiên cho chuyển đổi Kỹ thuật số nhưng vẫn chưa chuyển đổi thực sự.

Microsoft định nghĩa 4 yếu tố chủ chốt để chuyển đổi như sau:

  1. Gắn kết khách hàng (Engaging customers): Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn nhờ truy cập dữ liệu để hiểu biết thêm về dịch vụ và sản phẩm. Để tồn tại, các tổ chức cần đưa ra những trải nghiệm mới, cá nhân hóa và nhập vai, đồng thời đáng tin cậy về bảo mật.
  2. Trao quyền cho nhân viên (Empowering employees): Bản chất của cách chúng ta làm việc và không gian làm việc đã trải qua cuộc tiến hóa mạnh mẽ. Các doanh nghiệp có thể trao quyền cho nhân viên và giúp họ làm việc tốt hơn nhờ sức mạnh của di động, cho phép nhân viên cộng tác từ bất cứ nơi nào, trên bất kỳ thiết bị nào và truy cập vào những ứng dụng và dữ liệu họ cần, nhưng vẫn đảm bảo giảm thiểu những rủi ro về bảo mật.
  3. Tối ưu hóa vận hành (Optimizing operations): Các xu hướng công nghệ như IoT đang đẩy nhanh các tiềm năng cho các doanh nghiệp để tối ưu hóa hoạt động. Điều này được thực hiện nhờ thu thập dữ liệu qua các thiết bị đầu cuối được phân tán rộng, khắc họa những hiểu biết thông qua phân tích tiên tiến, và sau đó áp dụng những bài học này để giới thiệu những cải tiến dựa trên cơ sở thu thập liên tục. Các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, và thậm chí chăm sóc sức khỏe có thể thay đổi từ chỉ đơn thuần là phản hồi thụ động hành vi, tới việc có thể đáp ứng trong thời gian thực, hoặc thậm chí dự đoán trước và giải quyết các vấn đề của khách hàng.
  4. Chuyển đổi sản phẩm và các mô hình vận hành (Transforming products): Cơ hội để nhúng trực tiếp phần mềm và công nghệ vào sản phẩm và dịch vụ đã thay đổi cách các tổ chức cung cấp giá trị, giúp kích hoạt những mô hình vận hành mới và thay đổi các thị trường truyền thống.

Nghiên cứu của Microsoft cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp đang đặt con người là trọng tâm trong mọi chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số.

Các trụ cột ưu tiên trong chuyển đổi kỹ thuật số với các lãnh đạo Châu Á hiện thời

Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, chia sẻ thêm: “Điều đáng băn khoăn là trong khi nhận thức về chuyển đổi lan truyền rộng rãi thì việc chuyển đổi lại diễn ra chỉ từng bước. Với áp lực liên tục từ những người mới, linh hoạt và am  hiểu công nghệ, thì việc chuyển đổi các sản phẩm và mô hình doanh thu mới sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp thực sự chuyển đổi chứ không phải doanh nghiệp chuyển đổi gián đoạn. Các lãnh đạo cần cân nhắc về mô hình kinh doanh, tìm ra các tầm nhìn dữ liệu mới để dẫn dắt các dòng doanh thu mới. Và họ cần làm để nắm bắt các tiếp cận khác nhau để đem nhân sự, dữ liệu, quy trình hội tụ, tạo ra giá trị trong doanh nghiệp kỹ thuật số mới.”

Những công nghệ mới nổi theo yêu cầu

Đại đa số (84%) các lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á tham gia khảo sát của Micrtosoft Châu Á nhận thức rằng điện toán đám mây và sự giảm giá của các thiết bị đã tạo ra tiếp cận tốt hơn cho các công ty dù nhỏ hay lớn để chuyển đổi kỹ thuật số. Phần đông họ (81%) coi đám mây là tối quan trọng trong chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của mình.

Microsoft cho biết: Trong khoảng 12 tới 18 tháng tới, các lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á sẽ hào hứng khám phá các công nghệ mới nổi nhằm thúc đẩy và cải tiến việc chuyển đổi kỹ thuật số. 5 công nghệ tốp đầu được các lãnh đạo đánh giá phù hợp với thị trường Châu Á là:

  1. Trí tuệ nhân tạo: Các máy móc hoặc phần mềm thông minh để học và làm nhiệm vụ độc lập. Thí dụ là robot, các chatbot hoặc ô tô tự lái.
  2. Internet of Things (IoT): Mạng lưới các bộ cảm biến được nhúng trong các thiết bị giúp thu thập dữ liệu hoặc được điều khiển từ xa. Thí dụ là các tòa nhà thông minh, ô tô hoặc các thiết bị gia đình thông minh.
  3. Những công nghệ đeo hoặc mặc (wearables): Các công nghệ điện toán và điện tử tiên tiến có thể nhúng trong quần áo, thiết bị hoặc cơ thể. Thí dụ đồng hồ thông minh và các thiết bị giám sát hoạt động thể dục.
  4. Điện toán lượng tử (quantum computing): Thế hệ máy tính kế tiếp sử dụng các hệ thống điện toán khác nhau để giải quyết các phương trình dữ liệu nhanh hơn máy tính truyền thống.
  5. Máy tính thế hệ kế tiếp: Các máy tính và phần mềm có thể xử lý các ngôn ngữ tự nhiên, cử chỉ và hình ảnh. Như các bộ dịch của Microsoft Skype và các chatbot.

Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, bổ sung: “Các công nghệ mới nổi, đặc biệt là đám mây, phân tích dữ liệu và những năng lực mới như trí tuệ nhân tạo và IoT sẽ giúp các tổ chức năng lực để chuyển đổi. Nhưng sự chuyển đổi thực sự chỉ diễn ra khi họ đưa nhân sự đồng hành cùng công nghệ đó. Trang bị cho nhân viên công cụ phù hợp giúp họ trở thành một phần của giải pháp để đáp ứng tốt hơn, hướng đến dữ liệu và hướng khách hàng sẽ là những yếu tố chủ chốt.”

Rào cản của chuyển đổi kỹ thuật số tại Châu Á – Thái Bình Dương

Dù chuyển đổi kỹ thuật số mang lại những lợi ích rõ rệt cho cả doanh nghiệp và nhân viên, nhưng con đường chuyển đổi lên kỹ thuật số vẫn còn chậm, minh chứng bằng con số chỉ 31% doanh nghiệp có giải pháp số hóa hoàn thiện hiện nay.

Theo các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát, 5 rào cản chính với chuyển đổi kỹ thuật số theo thứ tự là:

  1. Thiếu lực lượng lao động có kỹ năng số hóa lành nghề để tối ưu hóa vận hành số.
  2. Các vấn đề về tội phạm và an ninh mạng.
  3. Thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
  4. Thiếu các chính sách quản trị hỗ trợ và nền tảng CNTT viễn thông.
  5. Môi trường kinh tế bất ổn.

Microsoft lưu ý: Sự gia tăng những đe dọa an ninh mạng trong nền kinh tế số hóa hiện nay là có thật và không thể bỏ qua. Vẫn còn có những quan niệm từ các lãnh đạo là đám mây thì thiếu bảo mật hơn. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn nếu sử dụng đám mây so với các giải pháp CNTT truyền thống. Trong thực tế, theo một nghiên cứu vào tháng 9-2016 của Microsoft với đối tượng là các chuyên gia CNTT cho thấy, 87% các chuyên gia IT tin rằng trong dài hạn, giải pháp đám mây sẽ được an toàn.

Ông Nguyễn Việt Hải, Giám đốc công ty eDT, nhấn mạnh: “Mọi người không sử dụng công nghệ mà họ không tin tưởng. Đây là một nguyên tắc vàng áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân trong thời điểm chúng ta sống ở thế giới ưu tiên di động, ưu tiên đám mây. Bảo đảm an ninh, bảo mật và tuân thủ là chìa khóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự tin thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số. Hiện nay, lực lượng lao động di động gia tăng đã bổ sung thêm các thiết bị, ứng dụng và dữ liệu mới vào các tổ chức, nên việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của công ty đòi hỏi một cách tiếp cận mới và tích hợp. Và đây là tất cả những điểm đáng kể mà chúng ta đã phải đầu tư.”

Microsoft nói rằng: Microsoft đã nhận lấy cho mình sứ mệnh là trao quyền cho mọi cá nhân và tổ chức toàn cầu để họ đạt được nhiều hơn thông qua xây dựng các công nghệ để mọi người có thể phát minh, tạo ra công nghệ của riêng họ, và tạo ra những giải pháp để tạo ra nhiều điều hơn nữa. Microsoft có thể giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đi từ vị trí hiện tại đến đích cần đến nhờ số hóa doanh nghiệp thông qua các giải pháp công nghệ linh hoạt, những dịch vụ tích hợp và các khoản đầu tư vào các hạng mục tin cậy nhất về an ninh, bảo mật và kiểm soát, tuân thủ và minh bạch.

MEDIA ONLINE

+ Ảnh do Microsoft cung cấp.

Nghiên cứu về chuyển đổi kỹ thuật số của Microsoft Châu Á được tiến hành tại 13 thị trường và nhận được phản hồi từ 1.494 nhà lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó có 572 từ thị trường Đông Nam Á.

 

TOPS IN THE WORLD

THAM KHẢO REVIEW

Cập nhật Đại Dịch COVID-19 Thế giới