Thứ Ba ngày 29 tháng 4 năm 2025
Thứ Ba ngày 29 tháng 4 năm 2025

Tech MediaOnline

Ứng dụng Thế Giới Thợ, giải pháp công nghệ kết nối giữa thợ và người có nhu cầu

Ứng dụng Thế Giới Thợ, giải pháp công nghệ kết nối giữa thợ và người có nhu cầu
September 08
16:03 2019

 

Việt Nam là một thị trường lao động trẻ, nhưng tình trạng thất nghiệp thì ở ngưỡng rất cao mà cơ hội tìm kiếm việc làm thì khan hiếm. Thêm vào đó, xu hướng người dùng đang thay đổi mạnh mẽ theo “vòng xoáy” của sự phát triển công nghệ. Vậy lối đi nào cho thị trường thợ nói chung và lực lượng lao động có tay nghề cao nói riêng ở Việt Nam? Liệu có thể ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy thị trường lao động có tay nghề ở Việt Nam mà trước hết kết nối giữa những người thợ tự do và những khách hàng có yêu cầu?

Ứng dụng Thế Giới Thợ có gì nổi bật?

Hiểu được vấn đề bất cập này, ứng dụng Thế Giới Thợ – gọi thợ có ngay đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường và mong mỏi của người dùng hiện đại.

Thế Giới Thợ tạo ra một môi trường thuận lợi kết nối giữa các lao động cá nhân, nhóm thợ, doanh nghiệp có khả năng cung cấp các dịch vụ đến các đối tượng là hộ gia đình. cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Với các tính năng như: cài đặt dễ dàng, gọi thợ tức thời, lực lượng lao động đa dạng về lĩnh vực dịch vụ, hỗ trợ 2 hệ điều hành di động chính Android và iOS, ứng dụng Thế Giới Thợ hướng đến lợi ích của cộng đồng trên cơ sở khai thác các ưu thề của công nghệ thời di động và kết nối Internet.

Bạn có thể tải về và dùng thử ứng dụng Thế Giới Thợ trên các kho ứng dụng Google Play  (cho hệ điều hành Android), và App Store  (cho hệ điều hành iOS).

Và đây là câu chuyện về sự ra đời của ứng dụng công nghệ Thế Giới Thợ – gọi thợ có ngay của Công ty Thế Giới Thợ chính thức ra mắt ngày 9-9-2019 tại TP.HCM.

Thị trường lao động Việt Nam với tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”

Theo một số liệu của chính Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, tại Việt Nam có hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, trong khi công nhân có thu nhập không đủ trang trải các chi phí sinh hoạt. Thậm chí, hàng triệu lao động đã phải chạy xe ôm, xe taxi công nghệ để kiếm thêm thu nhập. Điều đáng nói và cũng là nhức nhối là những lao động đó có thể là lao động tri thức, lao động phổ thông, lao động có tay nghề.

Trong khi đó, ở phía bên kia, các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh thì lại lâm vào tình trạng rất áp lực và khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Họ luôn phải đau đầu khi tìm kíếm nhân lực, lao động có kiến thức và kỹ năng trên thị trường.

Hiện nay, Việt Nam vẫn được coi là một nền kinh tế phát triển ở mức thấp khi mới đây năng suất lao động của Việt Nam bị đánh giá thấp hơn Thái Lan (chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore trong khi Thái Lan đã bằng 37%).

Không chỉ dừng ở đó, một số diễn đàn kinh tế quốc tế cũng coi chất lượng và số lượng của lực lượng lao động đã qua đào tạo là trở ngại lớn thứ ba trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.

Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của những người không qua đào tạo, không có bằng cấp, chứng chỉ luôn dao động trong khoảng dưới 2%, thì tỷ lệ thất nghiệp của tất cả các nhóm lao động đã qua đào tạo bài bản đều cao hơn nhiều. Trong khi đó, nhu cầu việc làm của sinh viên, người lao động trên địa bàn thành phố cũng ngày càng tăng nhanh qua các năm.

(Dựa theo số liệu của Bộ LĐ-TB-XH. Nguồn đồ họa: Internet. Thanks)

Thực tế cung cầu không gặp nhau

Dựa vào các số liệu trên, chúng ta có thể thấy được tình trạng thừa thầy thiếu thợ nghiêm trọng đang diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Minh Hoàng (Q.3, TP.HCM), trưởng phòng nhân sự một công ty thiết kế, nội thất, cho biết: “Hiện nay, việc tuyển dụng lao động phổ thông còn khó hơn tuyển nhân sự cao cấp. Mỗi lần công ty có nhu cầu tuyển dụng lại phải thuê hoặc đăng ký tại trung tâm việc làm dẫn đến tình trạng mất rất nhiều thời gian, nhưng chất lượng lại không đạt hiệu quả.”

Trong khi đó, bạn Trương Mỹ Linh (cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế) nói rằng: “Hầu hết các công ty đều tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm từ 1-2 năm, điều này gây khó khăn cho những sinh viên mới tốt nghiệp nếu họ không đi làm thêm từ hồi học đại học. Nhưng để kiếm một công việc phù hợp với thời gian học thì quả là không hề đơn giản.”

Hay ở trường hợp khác như chị Thu Vân (thợ trang điểm tự do) bức xúc: “Thông qua một số trang tuyển dụng cũng như trung tâm giới thiệu việc làm thì quá trình từ lúc nộp hồ sơ đến khi nhận việc phải kéo dài mất gần một tháng, kèm theo đó là những chính sách – thủ tục rườm rà gây mất thời gian.”

Hoặc như trường hợp của cô Lan, một nội trợ gia đình (Thủ Đức, TP.HCM) cho hay: “Mỗi lần đồ dùng gia đình bị hư hỏng như tủ lạnh, máy lạnh và vòi nước, cô rất khó khăn trong việc tìm thợ tới sửa và không biết tìm ở đâu. Chưa kể tìm được thợ thì lại lo sợ về chi phí – giá cả. Nhờ người quen thì lại mất rất nhiều thời gian.”

Không chỉ người lao động gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm phù hợp, nhanh chóng mà ngay cả các nhà tuyển dụng, khách hàng cá nhân có nhu cầu cũng đang gặp rất nhiều điều bất cập khi phải mất quá nhiều thời gian để tuyển dụng theo cách truyền thống.

Xu thế tìm việc trực tuyến dựa trên nền tảng kết nối lao động chuyên nghiệp

(Ảnh: Internet. Thanks)

Trong thời gian gần đây, xu hướng sử dụng Internet ngày càng tăng nhanh chóng trong các lĩnh vực tuyển dụng. Với chỉ một cái nhấp chuột, nhà tuyển dụng đã có thể tìm thấy được nhiều ứng viên sáng giá và người tìm việc cũng có thể tìm được cho mình công việc phù hợp theo đúng chuyên môn và sở thích.

Một số lợi ích mà hình thức tìm việc làm trực tuyến có thể mang lại cho lực lượng lao động hiện nay như:

Đối với người lao động, ứng viên: Tìm việc nhanh chóng, dễ dàng, đúng chuyên môn, sở thích, thời gian làm việc linh hoạt, kéo theo thu nhập tăng cao. Cạnh tranh về cơ hội việc làm. Không mất bất kỳ chi phí nào khác.

Đối với nhà tuyển dụng: Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, tìm kiếm thông tin ứng viên nhanh chóng, chọn lọc nhân sự có chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm. Giải quyết nhanh chóng bài toán tuyển dụng đang gặp phải tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tìm việc làm trực tuyến vẫn có một số hạn chế như sau:

– Thứ nhất: Khâu duyệt hồ sơ và phỏng vấn ứng viên của các công ty phải kết thúc nhanh chóng. Nếu kéo dài thời gian thì khả năng người lao động đó tìm được cơ hội việc làm ở công ty khác là rất lớn.

– Thứ hai: Đối tượng ứng tuyển đa dạng từ ngành nghề, chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm dễ khiến nhà tuyển dụng gặp nhiều khó khăn, rối trí như giữa mê hồn trận. Hậu quả là sẽ khó tuyển dụng được nhân sự hiệu quả. Ngược lại thì người lao động cũng mất cơ hội việc làm.

P.N.